Luận án trình bày cơ sở hình thành cũng như nội dung của nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong quan niệm về nghiệp báo, nhân quả; trình bày và chỉ ra nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nghiệp báo và nhân quả trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du; chỉ ra những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ NGỌC ANH NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG "tRUYÖN KIÒu" CñA NGUYÔN DU - GI¸ TRÞ Vµ H¹N CHÕ Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN HÙNG HẬU HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận án “Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du - Giá trị và hạn chế” là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi. Luận án đã được tiến hành một cách nghiêm túc. Kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2014 Tác giả luận án Hồ Ngọc Anh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 . Tình hình nghiên cứu 7 . Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứu 25 Chương 2: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 28 . Cơ sở hình thành nhân sinh quan Phật giáo 28 . Nội dung nhân sinh quan Phật giáo 39 Chương 3: NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU . Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều” 59 59 . Nội dung Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 71 Chương 4: MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU . Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” 101 101 . Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 116 . Ý nghĩa việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 126 KẾT LUẬN 145 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ I. Mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh nhưng Phật giáo đã sớm khẳng định mình và tìm được chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần cũng như trong nhiều hoạt động văn hoá xã hội .