Việc sử dụng mười hai con giáp làm biểu tượng cho thời gian chủ yếu gắn liền với các dân tộc nằm trong vòng ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa , trong số này có Nhật Bản . Người Nhật Bản sử dụng mười hai con giáp , sử dụng lịch can chi trong lịch pháp của họ . Việc nghiên cứu hệ can chi đã giúp người Nhật xây dựng phép đoán số tử bình với thành tựu đáng tin cậy . | Thật là ngộ khi Mèo "Kỷ " thoắt cái đã biến thành Rồng, Mèo "Tân" là anh Rái cá, rồng "canh " lạc xuống làm lạc đà , rồng "Mậu " hoá ra quạ . Vậy sự biến hoá vô thường này mang ý nghĩa gì và liên can như thế nào đến con người sinh ra nhằm vào năm mang tên chúng ? Tượng vốn dĩ khó hiểu bởi nó hàm chứa nhiều ẩn dụ và có thể suy lý cho nhiều việc, ví dụ có thể suy lý ẩn dụ về tính cách : sinh năm Thìn xem như được cốt con Rồng là mới "cầm tinh" là cái hình hài mà chưa có tính cách , khi giao kết với Mậu , mới tạo ra cái tính và "xuất tướng tính " thành Quạ với ẩn dụ là người hay nói, thích "ăn to nói lớn" Hoặc Rồng kết hợp với "Canh".thì tính năng động sẽ biến mất trở thành người từ nói năng đến đi đứng đều chậm chạp đủng đỉnh như .Lạc đà sa mạc "trưa không vội tối không cần ", còn người Tân Mão thì khôn ngoan lanh lợi và tinh ranh như Rái cá .Thường thì biết tính cách để cho vui nhưng khi cần xác định vào một công việc nào đó thì đôi khi lại rất có ý nghĩa, ví như chân Lạc đà làm sao so sánh bằng chân Ngựa về tính năng động (Na pô lê ông ) hiểu biết tính cách của từng người lính nên biết sử dụng "đúng người đúng việc ", Khổng Minh biết rõ tính cách của Tư Mã Ý (ý nói dám dùng kế không thành).