Tài liệu tóm tắt lý thuyết đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠0) và hướng dẫn giải bài 15,16,17,18,19 trang 51 SGK Toán 9 tập 1 giúp các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức và cách giải các bài tập liên quan đến đồ thị hàm số. Hi vọng, đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo. | Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 15,16,17,18,19 trang 51 SGK Toán 9 tập 1: Đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠0)” dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 8,9,10,11,12,13,14 trang 48 SGK Toán 9 tập 1" Giải bài tập SGK Toán lớp 9 tập 1 trang 51 Bài 15. (SGK Toán 9 tập 1 trang 51) a) Vẽ đồ thị của các hàm số y = 2x; y = 2x + 5; y = -1/2x và y = -1/2x + 5 trên cùng một mặt phẳng tọa độ. b) Bốn đường thẳng trên cắt nhau tạo thành tứ giác OABC (O là gốc tọa độ). Tứ giác OABC có phải là hình bình hành không ? Vì sao ? Giài bài 15: a) b) Bốn đường thẳng đã cho ở trên cắt nhau tại các điểm O, A, B, C. – Vì đường thẳng y = 2x song song với đường thẳng y = 2x + 5 và đường thẳng y = -1/2x. Song song với đường thẳng y = -1/2x + 5. Do đó, tứ giác OABC là hình bình hành (vì chúng có 2 cặp cạnh đối song song). – Hai đường thẳng y = 2x và y = -1/2x có tích các hệ số góc là ’ = 2(-1/2) = -1 Vậy hai đường thẳng đó vuông góc với nhau. Vậy tứ giác OABC là hình chữ nhật. Bài 16. (SGK Toán 9 tập 1 trang 51) a) Vẽ đồ thị các hàm số y = x và y = 2x + 2 trên mặt phẳng tọa độ. b) Gọi A là giao điểm của hai đồ thị nói trên, tìm tọa độ điểm A. c) Vẽ qua điểm B(0; 2) một đường thẳng song song với trục Ox, cắt đường thẳng y = x tại điểm C. Tìm tọa độ của điểm C rồi tính diện tích tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét) Giải bài 16: a) Đồ thị hàm số y = x là đường thẳng đi qua hai điểm O và M(1;1) Đồ thị hàm số y = 2x + 2 là đường thẳng đi qua hai điểm B(0;2) và D(-1; 0) b) A là giao điểm của hai đường thẳng y = x và y = 2x + 2 nên hoành độ điểm A là nghiệm của phương trình: x = 2x + 2 ⇔ x = -2 Với x = -2 thì y = -2 (thế vào đường thẳng y = x) Vậy A(-2; -2). Do đó: S∆ABC = 1/ = ½. = 4 Vậy: S∆ABC = 4 cm2 Luyện tập bài 17,18,19 trang 51, 52 SGK Toán 9 tập 1. Bài 17. (SGK Toán 9 tập 1 trang 51) a) Vẽ đồ thị của các hàm số y = x + 1 và y = -x + 3 trên cùng một mặt phẳng tọa độ. b) Hai .