Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4203:1986 về Dụng cụ cầm tay trong xây dựng - Danh mục áp dụng cho năm nghề trong ngành xây dựng cơ bản; xây dựng; nề; bêtông; cốt thép; quét vôi, sơn. nội dung chi tiết. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 4203 : 1986 DỤNG CỤ CẦM TAY TRONG XÂY DỰNG - DANH MỤC Tools in building - list 1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho năm nghề trong ngành xây dựng cơ bản; xây dựng; nề; bêtông; cốt thép; quét vôi, sơn. 2. Danh mục dụng cụ được sắp xếp theo từng nghề. Trong mỗi nghề các dụng cụ được sắp xếp thành nhóm theo công dụng và tính chất làm việc. Những dụng cụ khác nhau về công dụng và tính chất làm việc được sắp xếp vào nhóm riêng. Đối với hai nghề nề và bê tông vì nhiều dụng cụ có công dụng và tính chất làm việc giống nhau nên được sắp xếp vào một nhóm. 3. Trong tiêu chuẩn này kí hiệu các dụng cụ này được viết thành hai nhóm số và một nhóm chữ ngăn cách nhau bằng dấu gạch ngang: Nhóm số thứ nhất: kí hiệu của nghề; Nhóm số thứ hai : kí hiệu của nhóm dụng cụ trong mỗi nghề; Nhóm chữ: kí hiệu viết tắt tên gọi dụng cụ. Ví dụ: 01-02-BCL: nghề mộc xây dựng - nhóm bào - bào cong lõm. Nhóm chữ được viết tắt theo các chữ cái đầu tiên của tên gọi dụng cụ, bằng chữ in hoa. Ví dụ: Cưa lá - viết tắt là CL. Bào xê chớp - BXC Trường hợp hai (hoặc ba) dụng cụ trong một nghề có kí hiệu trùng nhau, kí hiệu dụng cụ đứng sau theo thứ tự của tiêu chuẩn này được ghi thêm chữ cái phụ, viết thương, lấy từ chữ cái cuối cùng của tên gọi dụng cụ. Ví dụ: cưa lượn - viết tắt là CLn (để phân biệt với cưa lá). 4. Đối với các dụng cụ cơ khí phổ thông (dùng phổ cập cho nhiều ngành), có thể dùng kí hiệu do ngành cơ khí luyện kim quy định nhưng phải có ghi chú kèm theo. MỘC XÂY DỰNG 01 Nhóm cưa 01 - 01 Tên gọi Kí hiệu Công dụng Hình dáng 1. Cưa rọc 01 – 01 – CR Để rọc gỗ thanh, gỗ tấm dài