Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011; vậy làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học? sáng kiến kinh nghiệm để trả lời câu hỏi này. | Sáng kiến kinh nghiệm 2012 GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT ************************ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập và phát triển, thế kỉ XXI đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin và ứng phó với các tình huống trong đời sống. Nhằm đáp ứng yêu cầu này, mục tiêu giáo dục phổ thông của nước ta đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh (HS) sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng là tất yếu nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Với bản chất là hình thành và phát triển cho HS khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những tình huống, phương pháp giáo dục kĩ năng sống (KNS) rõ ràng là một trong những phương pháp ưu thế đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Hơn nữa, rèn luyện KNS cho HS còn được xác định là một trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008-2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Giáo dục KNS là một yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Đó là lí do khiến giáo dục KNS trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới. Dù Ngữ Văn là một môn học có khả năng đặc biệt trong việc giáo dục KNS cho HS nhưng thực tế cho thấy vấn đề giáo dục KNS ở trường phổ thông mới chỉ được chú trọng từ năm học 2010-2011. Do vậy việc làm thế nào để tích hợp nội dung giáo dục KNS trong nội dung bài học và thông qua các phương pháp triển khai nội dung bài học đến nay vẫn là sự thử nghiệm tìm đường của các giáo viên dạy văn. Bản chất của môn Văn là sự kết hợp giữa tính khoa học và nghệ thuật. Làm sao để HS vừa cảm thụ, rung động với tác phẩm văn chương lại vừa tích hợp được các KNS cũng không phải là đơn giản. Hơn nữa, cùng với xu thế chung của xã hội hiện nay, hầu như học sinh chỉ chú trọng đến các môn học .