Sáng kiến kinh nghiệm "Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp" được thực hiện với mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THPT và cung cấp những kiến thức cơ bản về thiên tai, với mục tiêu "giảm nhẹ thiên tai từ trường học". . | SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI GIÁO DỤC THIÊN TAI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ LINH TỔ SỬ – ĐỊA - GDCD LONG KHÁNH, THÁNG 5/2012 PHẦN MỞ ĐẦU Lời nói đầu Việt Nam là một trong những quốc gia thường xuyên phải chịu tác động của thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến nước, gây thiệt hại rất lớn đến người và của. Thế nhưng dường như chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp thực sự hiệu quả để phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo chương trình hành động được phát động trong ngày thế giới phòng chống thiên tai năm 2010, thì nhiệm vụ giáo dục về thiên tai rất lớn, đó là “phòng chống thiên tai từ trường học”. Cả thế giới quan tâm và tích cực thực hiện chương trình này bằng rất nhiều biện pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Còn ở Việt Nam, vấn đề này đã thực hiện như thế nào và hiệu quả đến đâu, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục? Với đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ góp phần nhắc nhở mọi người ý thức hơn nữa của việc giáo dục thiên tai cho học sinh, trước hết là đối tượng học sinh THPT. Đặc biệt hơn là 1 giáo viên Địa lý, chúng ta sẽ có nhiều thuận lợi khi đề cập tới đề tài này, góp phần quan trọng trong việc “giảm nhẹ thiên tai”. 1. Lý do chọn đề tài Như đã trình bày ở trên, đất nước Việt Nam thân yêu nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm chịu ảnh hưởng của thiên tai khá nhiều. Trong chương trình Địa lý 10 và 12 chúng ta sẽ tiến hành lồng ghép, nhằm giáo dục học sinh nhận biết được thiên tai và cách phòng tránh, hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết này mong muốn đóng góp ý kiến nhỏ trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THPT và cung cấp những kiến thức cơ bản về thiên tai, với mục tiêu “giảm nhẹ thiên tai từ trường học” 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh THPT 1 số trường ở Thành phố Hồ Chí Minh và học sinh trường THPT Long Khánh – tỉnh Đồng Nai. 4. Phương pháp nghiên cứu Sưu .