Tiểu luận: Tư tưởng triết học Việt Nam trình bày khái quát chung về mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học trong tiến trình phát triển tư tưởng của dân tộc; nguồn gốc, đối tượng và nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam; đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam. nội dung chi tiết tài liệu. | Nền văn hoá lâu đời ở Việt Nam đã hình thành,lưu giữ và tiếp thu nhiều tư tưởng phản ánh tiến trình dựng nước, giữ nước và những khả năng sáng tạo của nhiều thế hệ người Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Những tư tưởng ấy rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Chúng trở thành nội dung, đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau như: sử học, văn học, kinh tế học, chính trị học, luật học, xã hội học, khoa học quân sự, khoa học ngoại giao trong đó có triết học. Thế nhưng lịch sử triết học Việt Nam với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ mới ra đời cách đây không lâu ở Việt Nam. Bởi vậy, đòi hỏi các nhà lý luận tiếp tục làm rõ những vấn đề liên quan đến lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam – tư tưởng triết học đã từng định hướng sự phát triển, bao quát một cách rộng rãi, chi phối suy nghĩ và hành động của con người Việt Nam trong từng mốc phát triển lịch sử của nó. Đó là các vấn đề như: Ở Việt Nam có triết học hay không? Nguồn gốc hình thành, đối tượng, phạm vi, nội dung, đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam là gì?