Bài viết Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại nhiễu môi trường phục vụ xử lý phân tích số liệu địa chấn tự nhiên giới thiệu, xử lý và phân tích các loại nhiễu địa chấn đặc biệt là nhiễu vi địa chấn trong quá trình xử lý số liệu động đất. | T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 47, 7/2014, NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI NHIỄU MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ XỬ LÝ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ĐỊA CHẤN TỰ NHIÊN LÊ KHÁNH PHỒN, TRẦN DANH HÙNG, Trường Đại học Mỏ - Địa chất LÊ BÁ MẠNH, TING YANG, MEI XUE, Trường Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, Trung Quốc Tóm tắt: Bài báo giới thiệu, xử lý và phân tích các loại nhiễu địa chấn đặc biệt là nhiễu vi địa chấn trong quá trình xử lý số liệu động đất. Từ các kết quả phân tích đã đưa ra những đánh giá ảnh hưởng của nhiễu do sóng biển có chu kỳ (1- 20)s đối với các trạm địa chấn đặt gần bờ biển và nhiễu do hoạt động của con người có chu kỳ nhỏ hơn 1s đối với các trạm đặt gần nơi dân cư sinh sống. Bài báo cũng nêu nên tính cấp thiết của việc nghiên cứu động đất trên lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở đề tài hợp tác giữa Trường Đại học Mỏ Địa chất và Trường Đại học Đồng Tế Thượng Hải, lắp đặt trạm, vận hành, xử lý số liệu động đất tự nhiên. 1. Giới thiệu Quá trình va chạm của các mảng lục địa và kết quả tác động địa chất đã thu được bằng các nghiên cứu vành đai Hymalayan và khu vực xung quanh (Tapponnier et al, 1986. Molnar et al., 1993). Độ dày lớp vỏ trong và xung quanh cao nguyên Tây Tạng và sự liên quan đến sự nâng lên của lớp vỏ trái đất là kết quả trực tiếp của sự va chạm mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á và được xem như là quá trình chính trong việc hình thành cấu tạo địa chất của khu vực Đông Nam Á ngày nay. Đứt gãy Sông Hồng là một đứt gãy lớn, ảnh hưởng mạnh tới tính địa chấn của khu vực Tây Bắc Việt Nam. Cùng với đứt gãy Sông Hồng, hầu hết các đứt gãy ở khu vực Tây Bắc là các đứt gãy trượt bằng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hoạt động địa chấn mạnh hơn so với các đứt gãy có hướng vuông góc với hướng trên. Theo như danh mục động đất được biên soạn bởi Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 90% động đất trên lãnh thổ Việt Nam nằm ở khu vực Tây Bắc (Huang et al, 2009). Việt Nam được coi là một khu vực có tính địa chấn thấp, ít xảy ra những trận động đất lớn, tuy .