Bài viết Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong tính toán thiết kế xưởng tuyển than trình bày kết quả nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp tin học để nâng cao hiệu quả trong tính toán thiết kế xưởng tuyển than. Mời các bạn tham khảo. | T¹p chÝ KTKT Má - §Þa chÊt, sè 43/7-2013, CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XƯỞNG TUYỂN THAN CẢNH CHÍ THANH, NINH THỊ MAI, ĐẶNG VĂN NAM Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp tin học để nâng cao hiệu quả trong tính toán thiết kế xưởng tuyển than là: Sử dụng phương pháp nội suy Lagrange thay thế các phương pháp truyền thống (phương pháp đồ thị và phương pháp nội suy tuyến tính) và xây dựng giải thuật tự động xử lý làm tròn thay thế việc làm tròn bằng phương pháp thủ công. Các giải pháp cho thấy kết quả tính toán rất nhanh chóng và chính xác. Trong bài toán thiết kế xưởng tuyển than, có một số vấn đề khá phức tạp còn tồn tại làm cho người thiết kế rất vất vả trong tính toán và kết quả lại khó có được độ chính xác cao, đó là việc tính toán để đánh giá tính khả tuyển của than và tính toán các bảng tổng hợp số liệu than đem tuyển. Sau khi xem xét kỹ lưỡng những phương pháp tính toán truyền thống đang được áp dụng và độ chính xác của các phương pháp nói trên, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, nhằm nâng cao hiệu quả trong tính toán thiết kế xưởng tuyển than. 1. Sử dụng phương pháp nội suy đa thức trong tính toán đánh giá tính khả tuyển của than . Đánh giá tính khả tuyển của than Để đánh giá tính khả tuyển của than, quy trình tính toán gồm các bước sau: + Thành lập các bảng phân tích chìm nổi than các cấp hạt. Có nhiều cấp hạt cần phân tích chìm nổi như: Cấp hạt 6-15mm, 15-35mm, 35-50mm và 50-100mm. Ví dụ sau khi thành lập bảng phân tích chìm nổi than cấp hạt 50100mm, ta có kết quả như trên bảng 1. Bảng 1. Bảng phân tích chìm nổi than cấp hạt 50-100mm Than đầu Phần nổi Phần chìm Cấp tỷ trọng γ (%) A(%) (%) ∑ γ (%) ∑(%) A(%) ∑γ(%) ∑(%) A(%) .