Bài viết Một kỹ thuật ước lượng pháp tuyến bề mặt đối tượng dựa trên tập ảnh thu được từ camera đưa ra một kỹ thuật ước lượng chính xác bản đồ pháp tuyến bề mặt (Normal Map) trên tập ảnh thu được từ đối tượng với vị trí camera cố định và hướng nguồn sáng thay đổi. | Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ VIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công Nghệ thông tin (FAIR); Hà Nội, ngày 9-10/7/2015 MỘT KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG PHÁP TUYẾN BỀ MẶT ĐỐI TƯỢNG DỰA TRÊN TẬP ẢNH THU ĐƯỢC TỪ CAMERA Trịnh Xuân Hùng1, Đỗ Năng Toàn2, Đỗ Văn Thiện1 1 Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Công nghệ thông tin, Đại học quốc gia Hà Nội trxhung@, TÓM TẮT - Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một kỹ thuật ước lượng chính xác bản đồ pháp tuyến bề mặt (NormalMap) trên tập ảnh thu được từ đối tượng với vị trí camera cố định và hướng nguồn sáng thay đổi. Kỹ thuật đề xuất sử dụng phương pháp lặp tối ưu Gradient descent để giải ngược phương trình chiếu sáng Blinn-Phong với một số điều kiện giả định. Chúng tôi đã tiến hành cài đặt và thử nghiệm kỹ thuật đề xuất trên hai tập dữ liệu: một được sinh ra từ các mô hình 3D bằng các phương pháp chiếu sáng, hai là tập dữ liệu thu được từ camera với các điều kiện chiếu sáng biết trước được xây dựng bởi Ying Xiong và cộng sự. Kỹ thuật đề xuất cho kết quả tốt trên cả hai tập dữ liệu thử nghiệm với thời gian tính toán chấp nhận được. Từ khóa - NormalMap, Surface Normal, NormalMapEstimate, Acquisition NormalMap. I. GIỚI THIỆU Các đối tượng phức tạp trong đồ họa ba chiều thường được biểu diễn thông qua một tập các đối tượng hình học cơ bản (điểm, đường và đa giác). Độ chi tiết của mỗi đối tượng phụ thuộc vào số lượng các đối tượng hình học cơ bản cấu thành. Để tăng độ chi tiết của đối tượng, cách đơn giản nhất là tăng số lượng đối tượng hình học cơ bản biểu diễn nó, việc này kéo theo nhu cầu bộ nhớ sử dụng và thời gian tính toán hiển thị đối tượng cũng tăng theo, đây là điều không mong muốn với các ứng dụng đồ họa ba chiều đặc biệt là các ứng dụng thực tại ảo vốn có số lượng lớn đối tượng cần biểu diễn theo thời gian thực. Ngoài hướng tiếp cận “tăng số lượng đối tượng hình học cơ bản cấu thành” có hai hướng tiếp cận khác thường được sử .