Luận án với mục tiêu thực hiện làm rõ thêm đặc điểm địa mạo, hệ sinh thái và mối quan hệ giữa địa mạo với các hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh, đánh giá sự biến động của địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển Quảng Ninh, đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên vùng ven biển Quảng Ninh. . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN VĂN THẢO NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HỆ SINH THÁI VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG NINH TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội – 2015 Công trình được hoàn thành tại Khoa Địa lý – Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học : 1. . Đặng Văn Bào 2. TS. Trần Đình Lân Phản biện : Phản biện : Phản biện : Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN vào hồi giờ ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Địa hình (ĐH) và hệ sinh thái (HST) có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vùng ven biển (VVB) là nơi có sự đa dạng các dạng ĐH và HST nhạy cảm, nơi tập trung dân số và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Việc khai thác mạnh tài nguyên VVB đã làm biến động ĐH và tác động mạnh đến HST. VVB Quảng Ninh có một diện tích đất ngập nước rộng lớn với nhiều HST tiêu biển như rừng ngập mặn (RNM), cỏ biển, . Trong nhiều năm qua, việc khai thác tài nguyên tại vùng này đã đóng góp khá lớn vào tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đi kèm với thành tựu kinh tế là rủi ro và hiểm họa: xâm nhập mặn, sa bồi, bão lũ, ô nhiễm môi trường, mất dần diện tích các HST, . Làm rõ đặc điểm mối quan hệ giữa ĐH và HST cũng như đánh giá biến động của chúng sẽ góp phần xây dựng các kế hoạch, dự án làm giảm tác động tiêu cực khi khai thác tài nguyên VVB Quảng Ninh. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . Mục tiêu 1) Làm rõ thêm đặc điểm địa mạo (ĐM), HST và mối quan hệ giữa ĐM với các HST VVB Quảng Ninh. 2) Đánh giá sự biến động của ĐH và các HST VVB Quảng Ninh. 3) Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý .