Tài liệu giải bài tập phương trình bậc nhất hai ẩn SGK Toán 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 7 là tài liệu bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức thông qua việc tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học, đồng thời hướng dẫn giải các bài tập. Mời các em cùng tham khảo. | Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Phương trình bậc nhất hai ẩn SGK Toán 9 tập 2 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. A. Tóm tắt lý thuyết bài phương trình bậc nhất hai ẩn 1. Khái niệm: Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức dạng: ax + by = c (1) Trong đó a, b và cc là các số đã biết (a ≠ b hoặc b ≠ 0). 2. Tập hợp nghiệm của phương trình: a) Một nghiệm của phương trình (1) là một cặp số (x0, y0) sao cho ax0 + by0 = c. b) Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c, kí hiệu là (d). – Nếu a ≠ 0 và b ≠ 0 thì công thức nghiệm là: hoặc Khi đó đường thẳng (d) cắt cả hai trục tọa độ. – Nếu a = 0, b ≠ 0 thì công thức nghiệm là: và (d) // Ox – Nếu a ≠ 0, b = 0 thì công thức nghiệm là: và (d) // Oy. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 7 Toán 9 tập 2 bài Phương trình bậc nhất hai ẩn Bài 1 Phương trình bậc nhất hai ẩn trang 7 SGK Toán 9 tập 2 – Đại số Trong các cặp số (-2; 1), (-1; 0), (1,5; 3) và (4; -3), cặp số nào là nghiệm của phương trình: a) 5x + 4y = 8 ? b) 3x + 5y = -3 ? Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: a) Thay từng cặp số đã cho vào phương trình 5x + 4y = 8, ta được: – 5(-2) + 4 . 1 = -10 + 4 = -6 ≠ 8 nên cặp số (-2; 1) không là nghiệm của phương trình. – 5 . 0 + 4 . 2 = 8 nên cặp số (0; 2) là nghiệm của phương trình. – 5 . (-1) + 4 . 0 = -5 ≠ 8 nên (-1; 0) không là nghiệm của phương trình. – 5 . 1,5 + 4 . 3 = 7,5 + 12 = 19,5 ≠ 8 nên (1,5; 3) không là nghiệm của phương trình. – 5 . 4 + 4 . (-3) = 20 -12 = 8 nên (4; -3) là nghiệm của phương trình. Vậy có hai cặp số (0; 2) và (4; 3) là nghiệm của phương trình 5x + 4y = 8. b) Với phương trình 3x + 5y = -3: – 3 . (-2) + 5 . 1 = -6 + 5 = -1 ≠ -3 nên (-2; 1) không là nghiệm của phương trình. – 3 . 0 + 5 . 2 = 10 ≠ -3 nên (0; 2) không là nghiệm. – 3 . (-1) + 5 . 0 = -3 nên (-1; 0) là nghiệm. – 3 . 1,5 + 5 . 3 = 4,5 + 15 = 19,5 ≠ -3 nên (1,5; 3) không là nghiệm. – 3 . 4 + 5 . (-3) = 12