Tài liệu giải bài tập Phương trình bậc hai một ẩn Đại số 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 42,43 là tài liệu tham khảo hay dành cho các em học sinh, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa theo chương trình của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt môn Toán lớp 9. | Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Phương trình bậc hai một ẩn Đại số 9 tập 2 dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Đồ thị của hàm số y = ax² (a ≠ 0) Đại số 9 tập 2 A. Tóm tắt lý thuyết: Phương trình bậc hai một ẩn 1. Định nghĩa: Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng: ax2 + bx + c = 0 x là ẩn số; a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và a ≠ 0. 2. Giải phương trình với hai trường hợp đặc biệt: a) Trường hợp c = 0, phương trình có dạng ax2 + bx = 0 ⇔ x(ax + b) = 0 Phương trình có hai nghiệm x1 = 0, x2 = -b/a. b) Trường hợp b = 0, phương trình có dạng ax2 + c = 0 ⇔ x2 = -c/a Nếu a, c cùng dấu -c/a < 0 phương trình vô nghiệm. Nếu a, c trái dấu -c/a > 0 phương trình có hai nghiệm x1 = x2 = B. Hướng dẫn và giải bài tập trang 42,43 SGK Toán 9 tập 2: Phương trình bậc hai một ẩn Bài 11 Phương trình bậc hai một ẩn (trang 42 SGK Toán 9 tập 2) Đưa các phương trình sau về dạng ax2 + bx + c = 0 và chỉ rõ các hệ số a, b, c: a) 5x2 + 2x = 4 – x; b) 3/5 x2 + 2x – 7 = 3x + 1/2 c) 2x2 + x – √3 = √3x + 1; d) 2x2 + m2 = 2(m – 1)x, m là một hằng số. Đáp án và hướng dẫn giải bài 11: a) 5x2 + 2x = 4 – x ⇔ 5x2 + 3x – 4 = 0; a = 5, b = 3, c = -4 b) 3/5 x2 + 2x – 7 = 3x + 1/2 ⇔ 3/5 x2 – x – 15/2 = 0, a = 3/5 , b = -1, c = -15/2 c) 2x2 + x – √3 = √3 . x + 1 ⇔ 2x2 + (1 – √3)x – 1 – √3 = 0 Với a = 2, b = 1 – √3, c = -1 – √3 d) 2x2 + m2 = 2(m – 1)x ⇔ 2x2 – 2(m – 1)x + m2 = 0; a = 2, b = – 2(m – 1), c = m2 Bài 12 Phương trình bậc hai một ẩn (trang 42 SGK Toán 9 tập 2) Giải các phương trình sau: a) x2 – 8 = 0; b) 5x2 – 20 = 0; c) 0,4x2 + 1 = 0; d) 2x2 + √2x = 0; e) -0,4x2 + 1,2x = 0. Đáp án và hướng dẫn giải bài 12: a) x2 – 8 = 0 ⇔ x2 = 8 ⇔ x = ±√8 ⇔ x = ±2√2 b) 5x2 – 20 = 0 ⇔ 5x2 = 20 ⇔ x2 = 4 ⇔ x = ±2 c) 0,4x2 + 1 = 0 ⇔ 0,4x2 = -1 ⇔ x2 = -10/4 : Vô nghiệm d) 2x2 + √2x = 0 ⇔ x(2x + √2) = 0 ⇔ √2x(√2x + 1) = 0 ⇔ x1 = 0 hoặc √2x + 1 = 0 Từ √2x