Tài liệu giải bài tập ôn tập chương 4 Đại số 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 63,64 là tài liệu để học tốt Toán lớp 9 hay dành cho các em học sinh tham khảo, giúp các em nắm bắt kiến thức chương 4 phần phương trình bậc 2 một ẩn được hiệu quả nhất. Sau đây mời các em cùng tham khảo. | Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Ôn tập chương 4 Đại số 9 tập 2 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập toán bằng cách lập phương trình Đại số 9 tập 2 Đáp án và hướng dẫn Giải bài 54,55,56,57,58,59 trang 63, bài 60,61,62,63,64,65,66 trang 64 Đại số 9 tập 2: Ôn tập chương IV Bài 54 Ôn tập chương 4 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 Vẽ đồ thị của hai hàm số y = 1/4x² và y = -1/4x² trên cùng một hệ trục tọa độ a) Qua điểm B (0;4) kẻ đường thẳng song song với trục Ox. Nó cắt đồ thị của hàm số y = 1/4x² tại hai điểm M và M’. Tìm hoành độ của M và M’. b) Tìm trên đồ thị của hàm số y = -1/4x² điểm N có cùng hoành độ với M, điểm N’ có cùng hoành độ với M’. Đường thẳng NN’ có song song với Ox không? Vì sao? Tìm tung độ của N và N’ bằng hai cách – Ước lượng trên hình vẽ – Tính toán theo công thức. Đáp án và hướng dẫn giải bài 54: Đồ thị của hai hàm số; y = 1/4x² (P1) và y = -1/4x² (P2) được cho bởi hình sau: a) Phương trình đường thẳng (Δ) qua B(0;4) và song song với trục Ox là y = 4. Phương trình hoành độ giao điểm của (Δ) và (P1) 1/4x² = 4 ⇔ x² = 16 ⇔ x = +-4 Vậy hoành độ của hai điểm M và M’ là: 4 và -4. b) Ta có: (P1) và (P2) đối xứng nhau qua Ox nên MM’ và NN’ cũng đối xứng nhau qua Ox, mặt khác MM’ song song với Ox nên NN’ cũng song song với Ox. * Tìm tung độ của N và N’ – Ước lượng trên hình vẽ: Tung độ của N và N’ bằng -4 – Tính toán theo công thức: Ta có: Vậy Yn = -4. Bài 55 Ôn tập chương 4 trang 63 SGK Toán 9 tập 2 Cho phương trình x² – x -2 = 0 a) Giải phương trình b) Vẽ hai đồ thị y = x² và y = x + 2 trên cùng một hệ trục tọa độ. c) Chứng tỏ rằng hai nghiệm tìm được trong câu a là hoành độ giao điểm của hai đồ thị Đáp án và hướng dẫn giải bài 55: Đồ thị a) Hai nghiệm của phương trình x² – x -2 = 0 là X1 = -1; X2 = 2 b) Vẽ đồ thị hàm số y = x² và y = x + 2 c) Hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = x² và y = x + 2 chính là nghiệm của phương trình: x² – x – 2 = 0. Bài