Giải bài tập Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) SGK Toán 9 tập 1

Tài liệu giải bài tập đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) SGK Toán 9 tập 1 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 51 là tài liệu tham khảo hay dành cho các em học sinh, hướng dẫn các em giải chi tiết các bài tập đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) trong sách giáo khoa theo chương trình của Bộ Giáo dục. Chúc các em học tốt môn Toán lớp 9. | Nhằm giúp các em nắm bắt kiến thức môn học cũng như phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em tham khảo đoạn trích Giải bài tập Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) SGK Toán 9 tập 1 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Hàm số bậc nhất SGK Toán 9 tập 1 A. Tóm tắt lý thuyết Đồ thị của hàm số y = ax + b (a≠0) 1. Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0). Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng: – Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b; – Song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0 và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0. Đồ thị này cũng được gọi là đường thẳng y = ax + b và b được gọi là tung độ gốc của đường thẳng. Lưu ý: Đồ thị y = ax + b cắt trục hoành tại điểm Q(-b/a; 0) 2. Cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0). – Chọn điểm P(0; b) (trên Oy). – Chọn điểm Q (-b/a; 0) (trên Ox). – Kẻ đường thẳng PQ. Lưu ý: Vì đồ thị y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng nên muốn vẽ nó chỉ cần xác định hai điểm phân biệt thuộc đồ thị. Do đó trong trường hợp giá trị -b/a khó xác định trên trục Ox thì ta có thể thay điểm Q bằng cách chọn một giá trị x1của x sao cho điểm Q'(x1, y1 ) (trong đó y1 = ax1 + b) dễ xác định hơn trong mặt phẳng tọa độ. B. Giải bài tập SGK Toán lớp 9 tập 1 trang 51 Bài 15 Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) (SGK Toán 9 tập 1 trang 51) a) Vẽ đồ thị của các hàm số y = 2x; y = 2x + 5; y = -1/2x và y = -1/2x + 5 trên cùng một mặt phẳng tọa độ. b) Bốn đường thẳng trên cắt nhau tạo thành tứ giác OABC (O là gốc tọa độ). Tứ giác OABC có phải là hình bình hành không ? Vì sao ? Giài bài 15: a) b) Bốn đường thẳng đã cho ở trên cắt nhau tại các điểm O, A, B, C. – Vì đường thẳng y = 2x song song với đường thẳng y = 2x + 5 và đường thẳng y = -1/2x. Song song với đường thẳng y = -1/2x + 5. Do đó, tứ giác OABC là hình bình hành (vì chúng có 2 cặp cạnh đối song song). – Hai đường thẳng y = 2x và y = -1/2x có tích các hệ số góc là: ’ = 2(-1/2) = -1 Vậy hai đường thẳng đó vuông góc với nhau. Vậy tứ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.