Tài liệu giải bài tập lý thuyết hình nón – hình nón cụt – diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt SGK Toán 9 tập 2 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 117,118 cung cấp những kiến thức cơ bản của bài học và giải các bài tập trong SGK một cách chi tiết, chính xác. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học tốt môn Toán lớp 9. | Để nắm phương pháp giải bài tập hiệu quả, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt SGK Toán 9 tập 2 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Luyện tập hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ SGK Toán 9 tập 2 A. Tóm tắt lý thuyết: Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt 1. Hình nón Khi quay một tam giác vuông góc AOC một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định thì được một hình nón. – Cạnh OC tạo nên đáy của hình nón, là một hình nón tâm O. – Cạnh AC quét lên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của nó được gọi là một đường sinh, chẳng hạn AD là một đường sinh . – A là đỉnh và AO là đường cao của hình nón. 2. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón Diện tích xung quanh của hình nón: Sxp = πrl Diện tích toàn phần của hình nón: Stp = πrl + πr2 (r là bán kính đường tròn đáy, l là đường sinh) 3 Thể tích Công thức tính thể tích hình nón: Vnón =1/3 πr2h Diện tích toàn phần của hình nón: Stp = πrl + πr2 (r là bán kính đường tròn đáy, l là đường sinh) B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập trang 117,118 SGK Toán 9 tập 2: Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt. Bài 15 Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt trang 117 SGK Toán 9 tập 2 - Hình học Một hình nón được đặt vào bên trong của một hình lập phương như hình vẽ (cạnh của hình lập phương bằng 1). Hãy tính: a) Bán kính đáy của hình nón. b) Độ dài đường sinh. Đáp án và hướng dẫn giải bài 15: a) Có đường tròn đáy của hình nón nội tiếp trong hình vuông của một mặt hình lập phương. Do đó bán kính của đáy hình nón bằng một nửa cạnh hình lập phương và bằng 0,5. b) Đỉnh của hình nón tiếp xúc với một mặt của hình lập phương nên đường cao của hình nón bằng với cạnh của hình lập phương vàng bằng 1. Theo định lí pytago, độ dài đường sinh của .