Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện các bài tập trang 47,48 đồng thời nắm vững được các kiến thức cơ bản của bài bất phương trình bậc nhất một ẩn. Mời các em tham khảo tài liệu để tiết kiệm được thời gian và biết thêm các gợi ý giải bài tập nhanh chóng, hiệu quả. | A. Tóm tắt lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn Đại số 8 tập 2 1. Định nghĩa Bất phương trình dạng ax + b < 0 (hoặc ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0) trong đó a và b là hai số đã cho, a# 0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn. 2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình a) Quy tắc chuyển vế Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó. b) Quy tắc nhân với một số Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải: – Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương. – Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm. 3. Áp dụng Áp dụng hai quy tắc biến đổi trên, ta giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như sau: Dạng: ax + b > 0 <=> ax > -b <=> x > -b/a nếu a > 0 hoặc x < -b/a nếu a < 0 Vậy nghiệm của bất phương trình ax + b > 0 là: S1 = {x/x > -b/a ,a > 0} hoặc S2 = {x/x < -b/a ,a < 0} B. Ví dụ minh họa Bất phương trình bậc nhất một ẩn Đại số 8 tập 2 Giải các bất phương trình sau: a) x+ 12 > 21; b) -2x > - 3x - 5 Bài giải: a) Ta có: x + 12 > 21 <=> x > 21 - 12 <=> x > 9 Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x | x > 9 }. b) Ta có: - 2x > -3x - 5 <=> -2x + 3x > -5 <=> x > -5 Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x | x > - 5 }. C. Giải bài tập về Bất phương trình bậc nhất một ẩn Đại số 8 tập 2 Dưới đây là 9 bài tập về bất phương trình bậc nhất một ẩn mời các em cùng tham khảo: Bài 19 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 20 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 21 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 22 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 23 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 24 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 25 trang 47 SGK Đại số 8 tập 2 Bài 26 trang 47 .