Tài liệu Giải bài tập Axit sunfuric – Muối sunfat SGK Hóa 10 có hướng dẫn giải bài tập trang 143 sẽ giúp các em nắm được cách giải bài tập và cũng như nắm được những kiến thức về Axit sunfuric – Muối sunfat. Mời các em cùng tham khảo! | Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Axit sunfuric – Muối sunfat SGK Hóa 10 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Hiđro Sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit SGK Hóa 10 Bài 1. Axit sunfuric – Muối sunfat (SGK Hóa 10 trang 143) Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H. Hợp chất này có công thức hóa học là A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8. Chọn đáp án đúng. Giải bài 1: Đáp án C. Bài 2. Axit sunfuric – Muối sunfat (SGK Hóa 10 trang 143) Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất là oleum H2S2O7 là A. +2. B. +4. C. +6. D. +8. Giải bài 2: Đáp án C. Bài 3. Axit sunfuric – Muối sunfat (SGK Hóa 10 trang 143) Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu : NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có. Giải bài 3: Cho dung dịch chứa BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thử nào cho kết tủa trắng là Na2SO4. BaCl2 + Na2SO4 -> BaSO4 + 2NaCl. Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu thử không cho kết tủa là Ba(NO3)2. Hai mẫu còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl. HCl + AgNO3 -> AgCl + HNO3 NaCl + AgNO3 -> AgCl + NaNO3. Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào hai dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là NaCl. Bài 4. Axit sunfuric – Muối sunfat (SGK Hóa 10 trang 143) a) Axit sunfuric đặc có được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao ? b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, sacarozơ. c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào ? Giải bài 4: