Tài liệu Giải bài tập Hàm số lượng giác SGK Giải tích lớp 11 trang 17 gồm có phần đáp án và lời hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập và nắm vững kiến thức. Mời các em cùng tham khảo! | Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Hàm số lượng giác SGK Giải tích lớp 11 dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Bài 1: Hàm số lượng giác (trang 17 SGK Giải tích lớp 11) Bài 1. Hãy xác định các giá trị của x trên đoạn [-π; 3π/2] để hàm số y = tanx; a) Nhận giá trị bằng 0; b) Nhận giá trị bằng 1; c) Nhận giá trị dương; d) Nhận giá trị âm. Hướng dẫn giải Bài 1 : a) Trục hoành cắt đoạn đồ thị y = tanx (ứng với x ∈ [-π; 3∏/2]) tại ba điểm có hoành độ – π; 0; π. Do đó trên đoạn [-π; 3∏/2] chỉ có ba giá trị của x để hàm số y = tanx nhận giá trị bằng 0, đó là x = – π; x = 0; x = π. b) Đường thẳng y = 1 cắt đoạn đồ thị y = tanx (ứng với x ∈ [-π; 3∏/2]) tại ba điểm có hoành độ ∏/4;∏/4±∏. Do đó trên đoạn [-π; 3∏/2] chỉ có ba giá trị của x để hàm số y = tanx nhận giá trị bằng 1, đó là x=-3π/4; x= π/4; x=5π/4 c) Phần phía trên trục hoành của đoạn đồ thị y = tanx (ứng với x ∈ [-π; 3∏/2]) gồm các điểm của đồ thị có hoành độ truộc một trong các khoảng (-π; -π/2); (0;π/2);(π;3π/2). Vậy trên đoạn [-π; 3∏/2] , các giá trị của x để hàm số y = tanx nhận giá trị dương là x ∈ (-π; -π/2) ∪ (0;π/2) ∪ (π;3π/2) . d) Phần phía dưới trục hoành của đoạn đồ thị y = tanx (ứng với x ∈ [-π; 3∏/2]) gồm các điểm của đồ thị có hoành độ thuộc một trong các khoảng (-π/2;0); (π/2;π). Vậy trên đoạn [-π; 3∏/2] , các giá trị của x để hàm số y = tanx nhận giá trị dương là x ∈ (-π/2;0) ∪ (π/2;π) —– Bài 2: Hàm số lượng giác (trang 17 SGK Giải tích lớp 11) Tìm tập xác định của các hàm số: Hướng dẫn giải Bài 2 : a) Hàm số đã cho không xác định khi và chỉ khi sinx = 0. Từ đồ thị của hàm số y = sinx suy ra các giá trị này của x là x = kπ. Vậy hàm số đã cho có tập xác định là R \{kπ, (k ∈ Z)}. b) Vì -1 ≤ cosx ≤ 1, ∀x nên hàm số đã cho không xác định khi và chỉ khi cosx = 1. Từ đồ thị của hàm số y = cosx suy ra các giá trị này của x là x = k2π. Vậy hàm số đã cho có tập xác định là R \{k2π, (k ∈ Z)}. c) Hàm số đã cho không xác định khi và chỉ khi x-π/3=π/2+kπ ⇔x=5π/6+kπ (k∈ Z)