Tài liệu gồm phần tóm tắt các nội dung chính trong bài ngành thân mềm, các ví dụ minh họa cụ thể và phần hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu giúp các em dễ dàng nắm bắt được nội dung bài học, tiết kiệm được thời gian và biết thêm các gợi ý giải bài tập nhanh chóng, hiệu quả hơn. Mời các em tham khảo! | A. Tóm Tắt Lý Thuyết Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Sinh học 7 I – Đặc điểm chung Ngành Thân mềm có số loài rất lớn, sai khác nhau : – Về kích thước, ốc nước ngọt (ốc gạo, ốc rạ ) chỉ nặng khoảng vài chục gam nhưng loài bạch tuộc Đại Tây Dương nặng tới 1 tấn. - Về môi trường. Chúng phân bố ở độ cao hàng trăm mét (các loài ốc sên) trên các ao, hồ, sông, suối và biển cả, có loài ở dưới đáy biển sâu. -Về tập tính. Chúng có hình thức sống : vùi lấp (trai, sò, ngao, ngán ) đến lối sống bò chậm chạp (các loài ốc), tới cách di chuyển tốc độ nhanh (như mực nang, mực ống). Tuy thích nghi rộng như vậy, nhưng cấu tạo cơ thể thân mềm vẫn có các đặc điểm chung (hình , B. C). II - Vai trò Hầu như tất cả các loài thân mềm đều được sử dụng làm thức ăn. không chỉ cho người mà còn cho các động vật khác. Một số loài có giá trị xuất khẩu cao. Tuy thế cũng có một số thân mềm có hại đáng kể. B. Ví dụ minh họa Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Sinh học 7 Nêu đặc điểm chung của thân mềm? Trả lời: - Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi - Có khoang áo phát triển - Có hệ tiêu hoá phân hoá - Cơ quan di chuyển thường đơn giản . Riêng mực và bạch tuộc do thíc nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển ! C. Giải bài tập về Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Sinh học 7 Dưới đây là 3 bài tập về đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm mời các em cùng tham khảo: Bài 1 trang 73 SGK Sinh học 7 Bài 2 trang 73 SGK Sinh học 7 Bài 3 trang 73 SGK Sinh học 7 Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Giải bài tập Một số thân mềm khác SGK Sinh học 7 >> Bài tiếp theo: Giải bài tập Tôm sông SGK .