Tài liệu "Giải bài tập Bài luyện tập chương 1 SGK Hóa 8" nhằm giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức của bài học và chia sẻ cách giải bài tập trang 31 SGK Hóa 8. Hi vọng thông qua tham khảo tài liệu, các em sẽ định hướng được phương pháp giải bài tập hiệu quả. | Đoạn trích Giải bài tập Bài luyện tập chương 1 SGK Hóa 8 dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận và nắm bắt nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Đơn chất và hợp chất – Phân tử SGK Hóa 8. Hướng dẫn giải Bài 2, 3, 4, 5 trang 31 SGK Hóa học lớp 8: Bài luyện tập 1 chương 1. Đề làm các bài tập ở bài luyện này, các em cần nhớ lại các kiến thức sau: 1. Các vật thể: (tự nhiên cũng như nhân tạo): đều được tạo nên từ chất (hay từ những nguyên tố hóa hoc). 2. Chất gồm có hai loại: đơn chất (tạo nên từ một nguyên tố) và hợp chất (tạo nên tử hai hay nhiều nguyên tố trở lên). 3. Đơn chất có hai loại: đơn chất kim loại và đơn chất phi kim (hạt hợp thành là nguyên tử, phân tử). 4. Hợp chất cũng chia làm hai loại: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ (hạt hợp thành là phân tử). Hướng dẫn Giải bài 2,3,4,5 trang 31 SGK Hóa 8 Bài 2. Giải bài tập Bài luyện tập chương 1 SGK Hóa 8 Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên: a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (Xem sơ đồ nguyên tử ở bài 5, bài 4 – Nguyên tử trang 16 sgk). Hướng dẫn giải bài 2: a) + Số p = 12 + Số e = 12; + Số e lớp ngoài cùng = 2 b) Giống nhau: số electron lớp ngoài cùng đều bằng 2; Khác nhau: số proton và số electron của canxi là 20 trong khi số proton và số electron của magie là 12. Số lớp e của canxi là 4, của magie là 3. Bài 3: Giải bài tập Bài luyện tập chương 1 SGK Hóa 8 Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với nguyên tử O và nặng hơn phân tử hidro 31 lần. a) Tính phân tử khối của hợp chất b) Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu củ nguyên tố (xem bảng 1 trang 42). Hướng dẫn giải bài 3 : a) ⇒ Phân tử khối của hợp chất = 62 đvC. (hc là hớp chất chứa X va O công thức là X2O mà hợp chất này nặng hơn H2 31 lan nen lay hc :H2=31) b) Ta có : 2X + O = 62 => X = 23 đvC. vậy X là nguyên tố natri .