Giải bài tập Bài luyện tập 6 SGK Hóa 8

Tài liệu "Giải bài tập Bài luyện tập 6 SGK Hóa 8" nhằm tóm tắt lại lý thuyết về tính chất, tác dụng và phản ứng của Hiđro sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức một cách dễ dàng. Đồng thời, các em sẽ nắm bắt được cách giải 6 bài tập SGK Hóa trang 118 và 119. Mời các em cùng tham khảo. | Các em học sinh có thể tham khảo nội dung của tài liệu qua đoạn trích Giải bài tập Bài luyện tập 6 SGK Hóa 8 bên dưới. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Điều chế khí Hiđro – Phản ứng thế SGK Hóa 8. A. Lý thuyết: Bài luyện tập 6 1. Hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ (nhẹ nhất trong các chất khí), tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Do hiđro là chất khí ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên có thể thu hiđro vào bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới). 2. Có thể điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm bằng dung dịch axit clohiđric HCl hoặc dung dịch axit sunfuric H2SO4 loãng tác dụng với kim loại như Zn, Al, Fe. 3. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro không những hóa hợp với được các đơn chất oxi mà còn có thể hóa hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt. 4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. 5. Sự khử là quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. 6. Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa. Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác. 7. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 trang 118,119: Bài luyện tập 6 Bài 1. Giải bài tập Bài luyện tập 6 (SGK Hóa 8 trang 118) Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng của hiđro với các chất: O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng. Giải thích và cho biết mỗi phản ứng riêng thuộc loại gì? Giải bài 1: Phương trình phản ứng: 2H2 + O2 —tº cao→ 2H2O (1) 4H2 + Fe3O4 —tº cao→ 4H2O + 3Fe (2) 3H2 + Fe2O3 —tº cao→ 4H2O + 3Fe (3) H2 + PbO —tº cao→ H2O + Pb (4) + Phản ứng (1) là phản ứng hóa hợp. + Phản ứng (2), (3) và (4) là phản ứng thế. Cả 4 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử vì đều có đồng thời cả sự khử và sự oxi hóa. Bài 2. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.