Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau SGK Lý 8

Tài liệu "Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau SGK Lý 8" nhằm tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn cho các em cách giải bài tập trang 28,29,30,31 SGK Lý 8. Hi vọng tài liệu sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp các em học tập tốt. | Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau SGK Lý 8 dưới đây để nắm phương pháp giải bài tập cụ thể hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Áp suất SGK Lý 8. A. Tóm tắt lý thuyết: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó Công thức tính áp suất chất lỏng: p= , trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao Trong máy thủy lực, nhờ chất lỏng có thể truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất, nên ta luôn có: F/t= S/s, trong đó f là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện s, f là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện S B. Hướng dẫn giải bài tập trang 28,29,30,31 SKG Vật Lý 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau Bài C1: Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (trang 28 SGK Lý 8) Các màng cao su bị biến dạng() chứng tỏ điều gì? Đáp án và hướng dẫn giải bài C1: Các màng cao su biến dạng, điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình Bài C2: Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (trang 28 SGK Lý 8) Có phải chất lỏng chỉ tác dụng lên bình theo một phương như chất rắn không? Đáp án và hướng dẫn giải bài C2: Chất lỏng gây ra áp suất ở mọi phương. Bài C3: Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (trang 29 SGK Lý 8) Khi nhấn bình sâu vào nước rồi buông tay kéo sợi dây ra. Đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi bình quay theo các phương khác nhau.(). Thí nghiệm chứng tỏ điều gì? Đáp án và hướng dẫn giải bài C3: Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật trong lòng nó. Bài C4: Giải bài tập Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (trang 29 SGK Lý 8) Dựa vào các thí nghiệm trên, hãy chọn từ thích hợp cho các chỗ trống trong kết luận sau đây: Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên (1) bình mà lên cả (2) bình và các vật ở (3)

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
62    231    3    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.