Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: làm sáng tỏ các kiểu dạng hành động chửi, đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của chúng qua việc mô tả, phân tích các hành động chửi của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam; chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt trong việc sử dụng hành động chửi; qua đó, luâṇ án góp phần chỉ ra một số biểu hiêṇ về phong cách nghệ thuật tác giả và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn. . | ́ BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO ̀ TRƢƠNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HOÀNG YẾN §ÆC §IÓM CÊU TRóC, NG÷ NGHÜA CñA HµNH §éNG CHöI QUA LêI THO¹I NH¢N VËT TRONG TRUYÖN NG¾N VIÖT NAM CHUYÊN NGÀ NH: LÍ LUẬN NGÔN NGỮ Mà SỐ: 62 22 01 01 ́ ́ TÓM TẮT LUẬN AN TIÊN SĨ NGƢ̃ VĂN NGHỆ AN - 2014 MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngữ dụng học, các hành động nói năng nói chung và các tiểu nhóm hành động ngôn ngữ (HĐNN) nói riêng được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. Tuy vậy, HĐNN kém lịch sự chưa được quan tâm nhiều hoặc quan tâm chưa đầy đủ, trong đó có hành động chửi (HĐC). . Chửi được xem là hiện tượng ngôn ngữ “kém văn hoá”, bị phê phán, lên án và hạn chế phạm vi sử dụng. Trên thực tế, HĐC vẫn tồn tại và phát triển trong lời nói ở nhiều giai tầng xã hội khác nhau. HĐC cũng được các nhà văn miêu tả qua lời thoại nhân vâ ̣t (LTNV) trong tác phẩm. Vì vậy, HĐC không còn là hiện tượng ngoại lệ, bị gạt bỏ mà cần được xem xét, nghiên cứu. Nghiên cứu HĐC sẽ góp phần tìm hiểu những cơ chế tâm lý bức xúc của người nói dẫn đến việc sử dụng HĐNN này như một hiện tượng xã hội. Qua đó, chúng tôi còn hướng đến việc chỉ ra các biểu hiện đặc trưng tư duy - văn hoá trong giao tiếp của người Việt. . Do giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu HĐC qua LTNV trong truyện ngắn Việt Nam (TNVN) hiện đại nhằm góp phần chỉ ra cách thức tổ chức lời nói vốn có diện mạo sinh động, đa dạng tồn tại trong đời thường, được hư cấu, chọn lọc qua lăng kính thẩm mỹ và đặc điểm phong cách nghệ thuật của các nhà văn. Đồng thời, chúng tôi mong muốn đươ ̣c cung cấp thêm những cứ liệu phù hợp, làm phong phú lý thuyết hội thoại. Với những lý do lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam. ́ 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CƢU . Ở nước ngoài Hướng nghiên cứu có liên qua trực tiếp đến đề tài nghiên cứu có . Austin (1955), . Searle (1975). Khi phân