Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và tiếng Việt

Luận án nghiên cứu nhằm xác định cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt; và thiết lập được cấu trúc cú pháp của câu với động từ trải nghiệm trong tiếng Anh và đối chiếu với tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và dị biệt. . | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI THỊ PHƯƠNG THẢO ĐỐI CHIẾU ĐỘNG TỪ TRẢI NGHIỆM TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: . Lâm Quang . Lâm Quang Đông Phản biện 1: . Lê Quang Thiêm Phản biện 2: . Bùi Minh Toán Phản biện 3: . Phạm Hùng Việt Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ . ngày tháng . năm 201. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải nghiệm là một hiện tượng cơ bản trong cuộc sống của con người. Dik [41, ] cho rằng tính trải nghiệm chỉ có thể có được thông qua hoạt động của các giác quan và trí óc con người (hoặc các động vật sống). Tính trải nghiệm trong các phát ngôn cho thấy trạng thái của chủ thể hành động tri nhận, cảm giác, mong muốn, tưởng tượng, hay cái gì đó mà họ đã trải qua. Theo Verhoeven [92, ], trải nghiệm là “một khái niệm cơ bản cần được thể hiện ở mọi ngôn ngữ bằng cách này hay cách khác. Lĩnh vực trải nghiệm ở đây được hiểu là bao gồm các loại trải nghiệm cụ thể mà liên quan chủ yếu đến việc xử lý các tác nhân kích thích (stimuli) bên trong và bên ngoài bởi hệ thần kinh con người. Các lĩnh vực trải nghiệm bao gồm “cảm giác cơ thể (bodily sensation), tình cảm (emotion), tri nhận (cognition), mong muốn (volition) và tri giác (perception)”. Trong giao tiếp khi muốn diễn đạt ý tưởng hay thông báo một sự tình nào đó bằng ngôn ngữ, người ta cần tuân theo những quy tắc ngữ pháp, sự đúng đắn và phù hợp khi lựa chọn từ vựng để có thể .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.