Trên cơ sở lập danh mục kinh giáng bút của Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Thư viện Quốc gia Việt Nam, luận án phân tích các thành tố có trong danh mục đó theo một số chỉ số; từ đó chỉ ra những đặc điểm chính yếu nhất của loại hình văn bản, tác phẩm kinh giáng bút và các giá trị nhiều mặt của chúng. . | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHẢM TRẦN QUANG HUY NGHIÊN CỨU KINH GIÁNG BÚT CỦA THIỆN ĐÀN CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Mã số: Hán Nôm 62 22 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM HÀ NỘI, 2016 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: Phạm Văn Khoái Phản biện 1: . Dương Tuấn Anh. Phản biện 2: . Nguyễn Văn Thịnh. Phản biện 3: TS. Nguyễn Tuấn Cường. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. vào hồi .giờ phút, ngày tháng .năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Học viện Khoa học xã hội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1- Trần Quang Huy (2012), “Về ba bản kinh giáng bút tiêu biểu trong phong trào Thiện đàn đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (115), Hà Nội. 2- Trần Quang Huy (2014), “Giới thiệu về bản kinh giáng bút Hồi xuân nam âm bảo kinh ngoại tập và Phổ Thiện đường”, Tạp chí Hán Nôm, Số 3 (124), Hà Nội. 3- Trần Quang Huy (2015), “Quần chân” trong kinh giáng bút của phong trào Thiện đàn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Hán Nôm, Số 4 (131), Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự có mặt với số lượng lớn kinh giáng bút Hán Nôm của Thiện đàn vào khoảng thời gian những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một trong những minh chứng cho các hoạt động của Thiện đàn, một hiện tượng tín ngưỡng xã hội cuốn hút đông đảo dân chúng ở giai đoạn lịch sử xã hội và văn hóa lúc bấy giờ. Tìm hiểu kinh giáng bút của Thiện đàn không chỉ nhằm làm rõ các đặc điểm chủ yếu của nhóm văn bản tác phẩm này mà còn cung cấp một nguồn tư liệu thư tịch cho các công trình nghiên cứu về xã hội và văn hóa Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một giai đoạn lịch sử mang trong mình những đặc điểm của bước chuyển đổi, quá độ về văn hóa xã hội và thường được gọi là giai đoạn giao