Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: góp phần xác định một số khái niệm và thuật ngữ nằm trong hệ thống đề tài nghiên cứu, phân loại các biện pháp trong chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975 và nêu đặc điểm, tính chất của chính sách này; góp phần đánh giá đúng vai trò, vị trí kinh tế - xã hội của người Hoa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 – 1975,. . | đặc điểm của chính sách này là: Chính sách đối với người Hoa ở miền Nam của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975 gồm 2 điểm chính: thúc đẩy người Hoa ở miền Nam Việt Nam nhập Việt tịch và đưa họ hoà mình vào xã hội Việt Nam. Trọng tâm của chính sách là vấn đề quốc tịch, chính sách về kinh tế, tổ chức xã hội, giáo dục và báo chí nhằm hỗ trợ cho chính sách về quốc tịch được diễn ra nhanh chóng. Chính sách đối với người Hoa ở miền Nam Việt Nam của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 – 1975 là chính sách không toàn diện. Mặc dù chính sách có đề cập đến nhiều phương diện hoạt động của người Hoa: kinh tế, chính trị, xã hội. Với cả các hoạt động của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam chính quyền đều quản lí với nhãn quan “tổ chức xã hội”, chính quyền Sài Gòn cho rằng sức mạnh của người Hoa nằm ở sự cấu kết cộng đồng đó. Các biện pháp của chính quyền Sài Gòn dù đề cập đến nhiều phương diện nhưng tựu trung cũng là giải quyết sự cấu kết đó. Vì vậy, chính quyền Sài Gòn đã không đưa ra những biện pháp nhằm quản lí yếu tố văn hoá tinh thần: tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam.