Luận án thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu: xác định diện mạo, đặc điểm, sự vận động của loại hình nhân vật này qua các tác phẩm, các nhóm tác phẩm, các thể loại, các giai đoạn văn học và sự chuyển đổi thời kì văn học; thông qua những kết quả của mình để góp phần khẳng định tính khả thi của một hướng nghiên cứu chuyên sâu mang tính liên ngành trong nghiên cứu văn học nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng. . | , nếu chỉ xét trong bản thân tác phẩm và sự vận động nội tại của nhân vật thì Thúy Kiều của Nguyễn Du, vốn thoát thai từ Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân, cũng là một nhân vật có biểu hiện hướng tới những giá trị đạo đức của Nho giáo kể từ phần mở đầu của tác phẩm, đặc biệt là những giá trị đạo lí liên quan đến nữ hạnh. Cách nói năng, thưa thốt của Kiều, do đặc trưng trữ tình của truyện Nôm nên cũng đã phần nào bớt “lên gân” so với Thúy Kiều trong nguyên truyện, tuy nhiên nội dung thông điệp thì gần như không hề thay đổi. Nếu có can thiệp, thì chỉ thể hiện ở chỗ ông đã “mềm hóa” một phần những phát ngôn đạo đức đó của nàng Kiều Trung Quốc. Quá trình đi từ trinh nữ đến liệt nữ của Kiều trải qua nhiều chặng trong đó thử thách đầu tiên là việc hi sinh “tình” cho “hiếu”. Sự biện hộ của chàng Kim có sức mạnh nội tại và nó cũng được thừa tiếp từ nhu cầu tìm kiếm sự nương tựa về mặt đạo lí của Kiều nên Kiều nhận ngay mình là “Chữ trinh còn một chút này” để “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì”.