Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án chỉ rõ biểu hiện và nguyên nhân của sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay; chỉ ra những tích cực, những bất cập của sự dung hợp hai yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng nói trên,. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình ở Hà Nội đưa tổ tiên, cha mẹ lên chùa. Ngôi chùa đã trở thành “ngôi nhà thứ hai” của những người đã mất và là nơi thường xuyên đi về của những người đang sống. Sự hiện diện của tổ tiên, cha mẹ tại ngôi chùa là điều kiện càng thắt chặt thêm mối quan hệ giữa người dân và ngôi chùa. Thầy chùa không chỉ là người thay mặt các gia đình có vong linh gửi ở chùa, thờ cúng những người đã mất mà còn trở thành người coi sóc tâm linh cho những người đang sống. Như vậy, thờ cúng tổ tiên là sợi dây “vô hình” đã “kéo” thêm nhiều người dân đến chùa và thắt chặt hơn nữa tình cảm của họ với các nhà sư. Thực tế điều tra tại ba ngôi chùa cho thấy, có tới 99% người đặt bàn thờ vong của tổ tiên, cha mẹ tại chùa thường xuyên đến lễ chùa; đặc biệt vào những ngày giỗ kỵ của thân nhân, ngày lễ của Phật giáo, họ đều có mặt tại chùa để lễ Phật và thờ cúng tổ tiên. Chỉ rất ít (một vài trường hợp) do ở xa hay do điều kiện bất khả kháng mới không thể về đúng ngày giỗ. Những đầu năm mới, Vu Lan báo hiếu (Rằm tháng Bảy) hay dịp cuối năm họ lại về chùa lễ tạ, cầu cho tổ tiên.