Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết học Phật giáo qua Tứ Diệu đế và ý nghĩa của nó

Luận án với mục đích làm rõ tư tưởng triết học của Phật giáo qua tiếp cận nghiên cứu về Tứ Diệu Đế, từ đó làm rõ các ý nghĩa của các tư tưởng triết học trong đó đối với sự phát triển của Phật giáo nói chung và ở Phật giáo Việt Nam nói riêng. . | Tứ diệu đế không chỉ là tư duy lý luận triết học đơn thuần mà con là triết học hành động, triết học thực tiễn, chỉ ra cho con người những chân lý tối thượng. Đó là bản chất con người khi sinh ra đã là khổ, các nỗi khổ và cách thức diệt khổ để đạt tới sự giải thoát. Cách thức để đạt tới sự giải thoát mà triết học Phật giáo đưa ra thông qua Tứ Diệu đế hoàn toàn khác xa so với các trường phái triết học vào thời đó. Phật giáo không đồng tình với cách tu khổ hạnh, ép xác để đạt tới sự thanh tịnh của tâm hồn mà hòa nhập vào bản thể tuyệt đối, Phật giáo cũng không chủ trương chấp nhận cuộc sống hiện thực với tất cả những niềm vui và nỗi khổ của cuộc sống. Thông qua Tứ Diệu Đế cho thấy Phật giáo đề cao con đường, cách thức tu luyện đời sống và tu luyện trí tuệ thiền định. Để đạt tới trạng thái giải thoát, trong “đế thứ tư: Đạo Đế”, Phật giáo đề ra chủ trương giải thoát dần dần, qua từng giai đoạn; Từ giai đoạn tu hành, học tập trong cuộc sống thời niên thiếu, đến giai đoạn trưởng thành, rồi đến giai đoạn sống như một tu sĩ ẩn dật, và cuối cùng là giai đoạn thực sự thoát tục, giác ngộ, minh triết tiến tới cõi Niết bàn.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.