Luận án thực hiện nghiên cứu với mục đích nhằm làm rõ cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của Múa rối nước Việt Nam, từ đó định hướng, đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy Múa rối nước trong văn hóa. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | 1 BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI LÊ THỊ THU HIỀN CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI -2014 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học: 1. . Trần Trí Trắc 2. . Đoàn Thị Tình Phản biện 1: . Nguyễn Xuân Kính Viện Nghiên cứu Văn hóa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phản biện 2: . Trần Đức Ngôn Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Phản biện 3: . Phạm Trọng Toàn Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418 Đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội. Vào ngày .tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Châu thổ sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng, được bao quanh bơi sông và biển, có đất đai trù phú. Với đặc điểm tự nhiên giàu tài nguyên “nước”, nghề nông là nghề chính và quan hệ sản xuất gắn kết các thành viên trong cộng đồng sinh sống theo các làng, hình thành nền văn hoá làng, rất đa dạng về lễ hội truyền thống - là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hình nghệ thuật dân gian, mà độc đáo nhất là Múa rối nước, một di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, hiện nay chỉ còn có ở Việt Nam. Từ “trò chơi” mang yếu tố diễn xướng dân gian, Múa rối nước đã trở thành bộ môn nghệ thuật truyền thống mang đậm sắc thái, tâm hồn người Việt, mang giá trị phản ánh sinh động, chân thực về đời sống văn hoá của nông dân, nông thôn vùng châu thổ sông Hồng, thể hiện mối quan hệ tương tác