Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Di tích Giồng Lớn và vai trò của nó với sự hình thành văn hóa Óc Eo ở vùng ven biển Đông Nam Bộ

Luận án với các mục đích nghiên cứu: tập hợp, hệ thống đầy đủ tư liệu điền dã và các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay về di tích Giồng Lớn, qua đó làm rõ những đặc trưng cơ bản của di tích này; tìm hiểu mối quan hệ của di tích Giồng Lớn trong không gian và thời gian, nhằm làm rõ nguồn gốc, vị trí của di tích trong giai đoạn lịch sử này ở vùng ven biển Đông Nam Bộ,. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Những nét khái quát về hoạt động chiếm lĩnh và khai phá vùng ngập mặn ven biển Đông Nam Bộ trên đây đã cho thấy quá trình phát triển lên văn hóa Óc Eo từ thời tiền - sơ sử. Trong quá trình kéo dài ngàn năm ấy, từ những bước đi thăm dò, khai phá đầu tiên của nhóm cư dân Cái Vạn, Rạch Núi cho đến bước phát triển đỉnh cao của nhóm cư dân Cần Giờ, Long Sơn, những yếu tố của văn hóa Óc Eo đã được dần được định hình và trở thành những đặc trưng cơ bản, đó là truyền thống ở nhà sàn trên vùng nước nổi, truyền thống chế tác và sử dụng đồ gỗ, truyền thống chế tác và sử dụng đồ trang sức bằng vàng và thủy tinh. Cùng với đó, tận dụng vị trí chiến lược trên con đường giao thương Đông - Tây của vùng vịnh Gành Rái, cư dân ở đây đã đón nhận những luồng gió mới của thời đại, đưa vùng này phát triển thành một cảng thị sơ khai, thu hút các tàu thuyền quốc tế đến đây buôn bán. Một tầng lớp làm dịch vụ thương mại đã xuất hiện, là cầu nối giữa các cư dân ở lưu vực sông Đồng Nai và Vàm Cỏ với những thương nhân nước ngoài.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.