Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: làm rõ được những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị trên quan điểm mác xít và các quan điểm khác, dựng lên được diện mạo dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945, chỉ ra được vai trò của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925 và những bài học kinh nghiệm. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Báo chí Việt Nam hiện nay, đặc biệt là báo chí chính trị, cần thấy rằng cơ quan báo chí phải là nơi cung cấp những món ăn tinh thần phong phú, hấp dẫn đến quần chúng. Bởi khác trước năm 1945, gần như chỉ có báo in và phát thanh, thì hiện nay, trong sự phát triển như vũ bão của truyền thông số, các phương tiện truyền thông hiện đại như báo điện tử, mạng xã hội, các trang chia sẻ thông tin hình ảnh-âm thanh trở thành một nguồn thông tin khổng lồ. Mặc dù không phải là cơ quan báo chí, nhưng với những đặc điểm lợi thế gắn với sự phát triển của internet, truyền thông xã hội ngày càng tác động đến nhận thức chính trị, thái độ chính trị và hành động chính trị của công chúng. Truyền thông xã hội cung cấp những cơ hội cho người dân, để họ được lắng nghe, để họ có những cơ hội thể hiện ý tưởng của mình. Và những thay đổi đó đang đòi hỏi những người làm báo trong các cơ quan báo chí chính thống phải đổi mới để chuyên nghiệp hơn, sâu sắc hơn. Báo chí cần dũng cảm để tận dụng nguồn lực từ các phương tiện truyền thông xã hội và có thái độ trân trọng với các giá trị này, đồng thời đấu tranh chống lại các thông tin nguy hại cho chế độ, cho đất nước và cộng đồng. Điều đó đòi hỏi trách nhiệm của cả cơ quan Đảng, Nhà nước, trách nhiệm của những người làm báo và các cơ quan báo chí. Đồng thời, tiếng nói của mỗi người dân cần phải được lắng nghe nhiều hơn, bởi vì hiện nay, với mạng xã hội, dường như bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà báo- “nhà báo công dân” -phát ra nguồn tin, chuyển tải thông điệp, nhận tin và phản hồi trở lại. Báo chí cần sự minh bạch thông tin, để không tạo điều kiện cho những tin đồn, đặc biệt tin đồn chính trị, lây lan trong xã hội không thể kiểm soát. Báo chí cũng cần phải chống lại xu hướng thương mại hóa, đưa những thông tin giật gân, câu khách, không có giá trị nâng cao nhận thức và định hướng thẩm mỹ cho công chúng.