Luận văn nghiên cứu với các mục đích: sưu tầm tư liệu (gồm tư liệu thành văn và tư liệu trí nhớ), hệ thống hóa tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham khảo các đề tài có liên quan; bước đầu nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống và toàn diện về vai trò của nhân dân vùng Chiến khu Đ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; từ đó rút ra một số đặc điểm và bài học kinh nghiệm phục vụ cho nhiệm vụ tập hợp và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay trên vùng đất Chiến khu Đ xưa. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- Nguyễn Văn Ty VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHIẾN KHU Đ (1954 -1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ TP. Hồ Chí Minh – năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------- Nguyễn Văn Ty VAI TRÒ CỦA NHÂN DÂN TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHIẾN KHU Đ (1954 -1975) Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: HỒ SƠN ĐÀI TP. Hồ Chí Minh – năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Chiến khu Đ (1954 -1975)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Hồ Sơn Đài. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chí Minh, tháng 10 năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Ty LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ tập thể quý thầy cô tại trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, tập thể thầy cô giáo Khoa lịch sử, Phòng khoa học công nghệ và sau đại học - Trường Đại học sự phạm thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình dạy bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn tại trường. Tôi chân thành biết ơn thầy Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Sơn Đài -Trưởng phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, người trực tiếp hướng dẫn đề tài, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, đến các anh, chị tại phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, Ban quản lý di tích Trung ương cục miền Nam, Ban quản lý di tích Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Ban tuyên giáo tỉnh Đồng Nai, Ban tuyên giáo tỉnh Bình .