Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 37 SGK Địa lí 10

Tài liệu sau đây sẽ giúp các em học sinh có thêm gợi ý để giải đáp các câu hỏi, bài tập trang 37 SGK Địa lí 10 về tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo). Mời các em cùng tham khảo. | Bài 1 trang 37 SGK Địa lí 10 Quá trình bóc mòn là gì ? Kể tên một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành. Hướng dẫn giải bài 1 trang 37 SGK Địa lí 10 - Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,.) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó. - Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành + Rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên). + Những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm,. (do gió tạo thành). + Hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ (do tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển). + Vịnh hẹp băng hà (phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu,. (do băng hà tạo thành). Bài 2 trang 37 SGK Địa lí 10 Phân tích mối quan hệ giữa ba quá trình : phong hoá, vận chuyển và bồi tụ. Hướng dẫn giải bài 2 trang 37 SGK Địa lí 10 Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển bồi tụ là sự kết thúc quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ. Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo: >> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 34 SGK Địa lí 10. >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 38 SGK Địa lí .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.