Luận án tập trung nghiên cứu về các vấn đề: phân tích chính sách khai thác, chính sách xã hội do thực dân Pháp áp dụng vào Bình Phước, từ đó vạch rõ những tác động của nó đối với kinh tế - xã hội Bình Phước giai đoạn 1862-1945; phục dựng có hệ thống sự biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước giai đoạn 1862-1945, làm rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của Bình Phước trong giai đoạn 1862-1945,. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ HUỆ NHỮNG BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI PHÁP THUỘC (1862 – 1945) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại Mã số: 62 22 54 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Phan Quang 2. Ngô Minh Oanh Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố tại công trình nào khác. Nguồn tài liệu trích dẫn và các số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn dựa trên nguồn tư liệu xác thực. Tác giả luận án Bùi Thị Huệ DẪN LUẬN 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . Lí do chọn đề tài Tỉnh Bình Phước thuộc miền Đông Nam Bộ, tổng diện tích tự nhiên là km2, dân số người, mật độ trung bình 88 người/ km2, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 17,9% dân số toàn tỉnh [10, tr 8]. Địa giới phía đông của Bình Phước giáp với Đăk Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Công Pông Chàm của Campuchia, phía bắc giáp tỉnh Krachê và Mun Dun Ki Ri (Campuchia) và phía Nam giáp với Bình Dương. Bình Phước là vùng đất được khai phá trong quá trình mở rộng bờ cõi về phía Nam của triều Nguyễn. Cư dân tại chỗ - cho đến khi thực dân Pháp xâm lược - mới bước vào xã hội tiền phân chia giai cấp và nhà nước. Họ chủ yếu làm rẫy cạn, bên cạnh đó cũng học thêm kiểu canh tác lúa nước của người kinh để sinh sống. Trình độ sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ và thói quen sống du canh du cư đã đặt cư dân tại chỗ vào vòng xoay của cuộc sống đói nghèo, bệnh tật. Trình độ quản lý xã hội tương ứng với giai đoạn tộc người còn thấp. Đơn vị hành chính duy nhất là các phum, sóc hoặc bon (gọi chung là làng), được duy trì bằng luật tục và dựa trên quan hệ huyết thống. Thời Pháp thuộc (1862 – 1945), Bình Phước là vùng phía bắc của tỉnh Thủ Dầu Một, được nối liền với vùng phía nam bởi sông Sài Gòn và Sông Bé. Thực dân .