Luận án thực hiện nghiên cứu với hai mục tiêu chính: đánh giá các yếu tố tác động đến tham nhũng tại các quốc gia chuyển đổi, sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát khả năng tham nhũng đóng vai trò là chất bôi trơn để kích hoạt sự vận hành của các bộ máy nhà nước, giúp khu vực tư tránh được các rào cản về mặt thủ tục hành chính, sự phức tạp của các quy định. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- ĐẶNG VĂN CƯỜNG THAM NHŨNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: TP. Hồ Chí Minh – năm 2016 Công trình được hoàn thành tại : trường Đại học Kinh tế Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Vũ Thị Minh Hằng 2. TS Nguyễn Thị Huyền Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: . Vào hồi giờ ngày tháng Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: năm Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu . Tính cấp thiết của luận án Do ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, từ lâu tham nhũng đã trở thành chủ đề trọng tâm trong các lĩnh vực khoa học chính trị và kinh tế học. Vấn đề chống tham nhũng hiện đang là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong chương trình cải cách thể chế cho tiến trình phát triển tại các quốc gia chuyển đổi. Theo tài liệu “Các hình thái tham nhũng” của Ngân hàng thế giới (2008), những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm trong vòng một thập kỷ qua đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng sự yếu kém trong điều hành nhà nước (thể chế) thường dẫn đến các hình thức tham nhũng và nó được xem là gây cản trở đối với đầu tư, làm chậm tăng trưởng kinh tế và kìm hãm các nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các công cụ chẩn đoán để đánh giá về các ưu tiên cải cách trong các