Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa

Luận án hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: có được bức tranh tổng thể về hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận, xác định được bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa, xác định được mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa, đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN LÊ ĐỨC GIANG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Thủy sinh vật học Mã số: 62. 42. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HẢI PHÒNG, 2014 2 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN Số 224. Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Khương TS. Nguyễn Khắc Bát Phản biện 1: . Phản biện 1: . Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu Hải sản, vào hồi giờ ngày tháng năm Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học 3 MỞ ĐẦU Thanh Hoá có bờ biển dài 102km được giới hạn từ Cửa lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Ghép và lạch Bạng. Đây không những là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sinh vật mà còn là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu thuyền khai thác hải sản ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, trung tâm nghề cá của tỉnh. Vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng biển lân cận đồng thời chịu tác động mạnh của lượng nước ngọt đổ ra từ lục địa. Đáy biển Thanh Hoá khá bằng phẳng với độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát lẫn vỏ sò, vỏ ốc. Khu hệ sinh vật ở vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm của khu hệ sinh vật vịnh Bắc Bộ. Ở đây, tồn tại hầu hết cá hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi, vùng triều, rừng ngập mặn và rạn san hô. Sự đa dạng về hệ sinh thái ở đây đã hình thành khu hệ sinh vật biển phong phú với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế. Những năm qua, điều tra nghiên cứu về khu hệ sinh vật biển nói chung và nguồn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.