Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu xác định vị trí, kích thước mảnh mô niêm mạc miệng và môi trường nuôi cấy phù hợp cho nuôi tạo tấm biểu mô; xác định phương pháp phù hợp nuôi tạo tấm biểu mô niêm mạc miệng. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÀO THỊ THÚY PHƢỢNG NGHIÊN CỨU NUÔI TẠO TẤM BIỂU MÔ TỪ TẾ BÀO GỐC BIỂU MÔ NIÊM MẠC MIỆNG Chuyên ngành : Mô - Phôi thai học Mã số : 62720103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI THẦY HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: . NGUYỄN THỊ BÌNH Phản biện 1: . Quản Hoàng Lâm Phản biện 2: . Nguyễn Hồng Giang Phản biện 3: . Trần Vân Khánh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Y Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia - Thư viện thông tin Y học Trung ương - Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương bề mặt nhãn cầu (BMNC) do nhiều nguyên nhân khác nhau thường để lại di chứng là hội chứng suy giảm tế bào gốc vùng rìa giác mạc (limbal stem cell deficiency-LSCD) và hậu quả là suy giảm thị lực. Trên thế giới, phương pháp hiện đại nhất để điều trị hội chứng LSCD toàn bộ cả hai bên mắt là ghép tấm biểu mô nuôi cấy từ tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng tự thân. Niêm mạc miệng sở dĩ được lựa chọn do có cùng nguồn gốc phôi thai và cấu trúc mô học với biểu mô trước giác mạc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới công bố về sự thành công của phương pháp này. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu nuôi tạo tấm biểu mô từ tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng” với các mục tiêu sau: 1. Xác định vị trí, kích thước mảnh mô niêm mạc miệng và môi trường nuôi cấy phù hợp cho nuôi tạo tấm biểu mô. 2. Xác định phương pháp phù hợp nuôi tạo tấm biểu mô niêm mạc miệng. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đã tìm ra được phương pháp nuôi tạo tấm biểu mô niêm mạc miệng hoàn toàn mới đó là sử dụng mảnh biểu mô và lớp tế bào đồng nuôi cấy là nguyên bào sợi tự thân. Trên thực nghiệm, ở giai đoạn đầu quá trình nghiên cứu, phương pháp này cho tỷ lệ nuôi tạo thành công cao hơn .