Luận án thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm túi mật cấp được phẫu thuật cắt túi mật nội soi, đánh giá kết quả cắt túi mật nội soi điều trị viêm túi mật cấp và một số yếu tố liên quan. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN KIẾN VŨ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa Mã số: 62720125 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2016 CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Hướng dẫn khoa học: 1. . PHẠM ĐỨC HUẤN 2. . TRẦN BẢO LONG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp trường tại Trường Đại Học Y Hà Nội vào hồi ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viên quốc gia - Thư viện Trường Đại Học Y Hà Nội giờ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Kiến Vũ (2013). Kết quả bước đầu PT CTMNS điều trị VTMC tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. PT nội soi và nội soi Việt Nam, tập 3, số 4, 40-44. 2. Trần Kiến Vũ (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả CTMNS điều trị VTMC tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Y học thực hành số 944 – 2014, 108-110. 3. Trần Kiến Vũ (2014). Đánh giá kết quả PT nội soi điều trị VTMC tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 18, số 1, 351354. 4. Trần Kiến Vũ (2015). Nghiên cứu chỉ định, thời điểm mổ và kết quả CTMNS điều trị VTMC tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 1, 203-207. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm túi mật cấp (VTMC) là tình trạng nhiễm khuẩn cấp ở túi mật (TM). Nguyên nhân gây VTMC thường do sỏi TM, số còn lại có thể do chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật (PT), suy đa tạng .VTMC là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: hoại tử, viêm mủ, áp xe TM, thấm mật phúc mạc, thậm chí viêm phúc mạc. Cắt túi mật nội soi (CTMNS) được Philip Mouret (Pháp) thực hiện thành công lần đầu tiên năm 1987, kỹ thuật này nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhờ rất nhiều ưu việt của nó so với cắt TM .