Luận án Tiến sỹ Y học: Chẩn đoán sớm và đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu

Luận án thực hiện nghiên cứu với các mục tiêu: chẩn đoán sớm và xác định tỷ lệ tinh hoàn không xuống bìu, mô tả diễn biến của tinh hoàn không xuống bìu trong năm đầu, đánh giá kết quả điều trị tinh hoàn không xuống bìu bằng nội tiết tố và/ hoặc phẫu thuật. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Trong 368 trẻ mắc THKXB được theo dõi, sau 12 tháng có 244 trẻ với 378 tinh hoàn tự di chuyển xuống bìu. Có 5 trẻ mổ kèm thoát vị, 11 trẻ mổ luôn không điều trị bằng nội tiết tố theo yêu cầu của gia đình và 9 trẻ điều trị ở tuyến dưới. Vậy còn lại 99 trẻ với 122 THKXB tham gia điều trị bằng nội tiết tố đợt 1. Quá trình điều trị bằng nội tiết tố chúng tôi chia làm 2 đợt cách nhau từ 2-3 tháng, liều áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là 300 đơn vị HCG/ l lần tiêm, mỗi lần cách nhau 2 ngày và tổng liều 7 mũi tiêm bắp sâu cho mỗi đợt. Theo dõi sau 2-3 tháng nếu TH xuống bìu thì ngừng điều trị, nếu tinh hoàn xuống 1 phần hoặc không xuống chúng tôi sẽ điều trị bằng nội tiết tố đợt 2, liều như đợt 1 và đánh giá lại sau 3 tháng. Lợi ích của điều trị là đưa tinh hoàn về vị trí bình thường của nó, làm ổn định tâm lý gia đình bệnh nhân và của bệnh nhân khi có hiểu biết về giới tính, tránh được nguy cơ vô sinh, ung thư hóa và thay đổi nội tiết tố. Điều trị bằng hormone làm giảm bớt khả năng phải phẫu thuật, hoặc nếu không thành công thì cũng tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật hạ tinh hoàn. Hiện nay, trên thế giới còn tranh cãi về hiệu quả của liệu pháp hormone làm tăng hay giảm khả năng sinh sản [

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.