Bài giảng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về cơ sở dữ liệu (CSDL), giúp sinh viên có thể ứng dụng những kiến thức này vào thực tiễn và tiếp tục nghiên cứu học tập được các môn tin học khác. Giáo trình gồm 6 chương chính, ngoài chương mở đầu và tài liệu tham khảo. Chương 2 cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về CSDL mà cụ thể là về CSDL quan hệ. Chương 3 trình bày các kiến thức liên quan đến các dạng chuẩn. Chương 4 giới thiệu các phép toán xử lý các bảng (quan hệ). Chương 5 và chương 6 là các chương trình bày các ứng dụng của CSDL vào thực tiễn. Chương 7 cung cấp một số kiến thức cơ bản về thuật toán và độ phức tạp thuật toán. | Khái niệm thuật toán chính xác liên quan đến các khái niệm máy Turing, hàm đệ qui, thuật toán Marcop, ngôn ngữ hình thức của . Những khái niệm này không nằm trong khuôn khổ Giáo trình này. Chúng tôi trình bày một khái niệm quan trọng liên quan trực tiếp đến thuật toán. Đó là độ phức tạp thuật toán. Nhờ có khái niệm này chúng ta có thể đánh giá và so sánh được các thuật toán với nhau. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể có công cụ đo, để lựa chọn một thuật toán tốt cho lời giải bài toán cần giải quyết. Thông thường chúng ta có hai loại đánh giá: Một là độ phức tạp về thời gian tính của thuật toán, hai là độ phức tạp về phạm vi bộ nhớ dùng cho thuật toán. Đối với một thuật toán, thời gian tính và phạm vi bộ nhớ cần dùng thường mâu thuẫn nhau. Có nghĩa là, nếu thời gian tính của thuật toán là ngắn thì thông thường phạm vi bộ nhớ dùng cho thuật toán đó lại lớn. Mà chúng ta lại muốn chọn một thuật toán thời gian tính thì ngắn và bộ nhớ dùng cũng nhỏ. Như vậy, trong từng trường hợp cụ thể, chúng ta sẽ quyết định chọn lựa thuật toán nào. Trong phạm vi Giáo trình này chúng ta chỉ trình bày về độ phức tạp thời gian tính. Đó là độ phức tạp thường được đề cập nhiều nhất. Đồng thời, trong phạm vi giới hạn của giáo trình, chúng ta cũng chỉ trình bày độ phức tạp của thuật toán theo góc độ tin học.