Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại này. Bài viết đề cập đến những điểm chung của các nhà nghiên cứu để từ đó nêu một định nghĩa đầy đủ hơn về thần thoại. . | MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THẦN THOẠI NGUYỄN VĂN HUẤN Tóm tắt Thần thoại là một khái niệm phức tạp, cho đến nay, vẫn cần những ý kiến khác nhau. Hiểu theo nghĩa rộng, thần thoại là một hình thức tư duy nguyên thủy, gắn với tín ngưỡng của con người thời cổ đại. Hiểu theo nghĩa hẹp, thần thoại là một thể loại văn học dân gian. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại này. Bài viết đề cập đến những điểm chung của các nhà nghiên cứu để từ đó nêu một định nghĩa đầy đủ hơn về thần thoại. 1. Các quan niệm khác nhau về thần thoại Đã từ lâu, thần thoại là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học. Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi bộ môn khoa học có quan niệm về thần thoại tương đối độc lập. Ngay cả trong một bộ môn khoa học cụ thể mỗi nhà nghiên cứu lại có cách nhìn mang dấu ấn cá nhân, vì vậy khái niệm thần thoại cho đến nay rất đa dạng, phong phú. Về cơ bản khái niệm thần thoại được hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp. . Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng Trong công trình nghiên cứu của mình, Lại Nguyên Ân đưa ra cách hiểu về thần thoại như sau: "Sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tượng, phi thường đến mấy cũng vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại như những truyện kể về thế gian, nhưng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tượng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, răn cấm), trong các bài ca, điệu nhảy Đặc trưng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tương đương với "văn hóa tinh thần" và "khoa học" của xã hội cận hiện đại. Trong đời sống các cộng đồng nguyên thủy, thần thoại là cả một hệ thống, con người nguyên thủy tri giác và mô tả thế .