Bài viết "Xây dựng nguồn nhân lực ở Thư viện thành phố Hà Nội" trình bày về các nội dung: nguồn nhân lực Thông tin Thư viện trong thời đại mới, thực trạng nguồn nhân lực tại Thư viện Tp. Hà Nội, các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Thư viện Thành phố Hà Nội. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở THƯ VIỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TS. Chu Ngọc Lâm Nguyên Giám đốc Thư viện Thành phố Hà Nội I. Nguồn nhân lực Thông tin Thư viện trong thời đại mới 1. Vai trò của nguồn nhân lực Thông tin Thư viện Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nguồn nhân lực, nhất là những người có tài có đức là vốn quý của quốc gia, dân tộc, có khả năng thay đổi vận mệnh của đất nước. Thân Nhân Trung – Tiến sĩ thời Lê đã viết “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí mạnh thì đất nước thịnh, nguyên khí yếu thì đất nước suy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ là cái gốc của cách mạng. Gốc có vững thì cây mới mạnh. Nguồn nhân lực là một trong bốn yếu tố cấu thành cơ quan thông tin – thư viện. Nguồn nhân lực - cán bộ thư viện là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động thông tin thư viện, bởi lẽ “Cán bộ nào thì phong trào ấy”. Cán bộ thư viện là linh hồn của cơ quan thông tin – thư viện , là cầu nối giữa tài liệu, phương tiện kỹ thuật với người đọc, là người tuyên truyền hướng dẫn, định hướng đọc cho người sử dụng, là người thầy, người bạn của người đọc – người dùng tin. 2. Thời đại mới Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, trong đó sự phát triển của mỗi quốc gia không tách rời và luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của những xu thế phát triển lớn trên thế giới và khu vực. Đó là những xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa, xã hội thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Những xu thế này tác động mạnh mẽ đến Việt Nam và hoạt động thông tin – thư viện nước ta. Xu thế toàn cầu hóa về kinh tế Toàn cầu hóa về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính và thế giới sẽ tiến tới một thị trường thống nhất. Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tương đối. Không một quốc gia nào, dù đó là siêu cường kinh tế (như Mỹ, Nhật, Trung Quốc) có thể phát triển một cách biệt lập. Xu thế giao lưu văn hóa toàn cầu Trong bối cảnh hiện nay, giao lưu văn hóa giữa các nước là