Ngành chăn nuôi muốn tồn tại và phát triển để có thể hòa nhập vào thị trường chung, cần có những tái cơ cấu mạnh mẽ và quyết liệt. Từ những phân tích thực trạng ngành chăn nuôi, tác giả đưa ra một số gợi ý chuẩn bị cho ngành chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ngành chăn nuôi Việt Nam Thực trạng và những chuẩn bị cần thiết Nguyễn Tiến Dũng Mai Quang Hợp Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: ntdung@ (Bài nhận ngày 02 tháng 6 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 12 tháng 7 năm 2016) TÓM TẮT Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Partnership Agreement sau đây gọi tắt là TPP) là hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, phạm vi ảnh hưởng rộng bao gồm rất nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Hiệp định này được đánh giá là hiệp định của thế kỷ 21. Việt Nam là nước có mức độ phát triển thấp so với 11 nước còn lại trong nhóm. Vì vậy, việc gia nhập TPP sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích nhất, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức khắc nghiệt. Mức độ cơ hội và thách thức là khác nhau ở các lĩnh vực, ngành nghề của kinh tế Việt Nam bởi lợi thế so sánh của mỗi lĩnh vực là không giống nhau. Nông nghiệp vẫn luôn khẳng định là một trong tam trụ của nền kinh tế, ngành thủy sản được đánh giá là sẽ có lợi thế cao nhất, trong khi đó ngành chăn nuôi có nhiều yếu kém và lạc hậu so với các nước nhóm TPP. Ngành chăn nuôi muốn tồn tại và phát triển để có thể hòa nhập vào thị trường chung, cần có những tái cơ cấu mạnh mẽ và quyết liệt. Từ những phân tích thực trạng ngành chăn nuôi, tác giả đưa ra một số gợi ý chuẩn bị cho ngành chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ khóa: Ngành nông nghiệp, chăn nuôi Việt Nam, TPP. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình 30 năm đổi mới, cho thấy để tăng trưởng và phát triển bền vững thì hội nhập quốc tế là một trong những chiến lược ở tầm vĩ mô được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác có sức phát triển và tầm ảnh hưởng quốc tế lớn. Năm 2015, các nước đã cơ bản thống nhất thông qua nội dung của TPP hướng tới việc ký chính thức trong tương lai. Đây có thể được xem là một bước ngoặt