Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị

Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về các nội dung cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có liên quan đến lĩnh vực bất động sản nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư bất động sản hiểu được thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay. . | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q4 - 2016 Thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại TP Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay - Dự báo và khuyến nghị Lê Thanh Tùng Trường Đại học Bạc Liêu - Email: pineblu1884@ (Bài nhận ngày 25 tháng 7 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 31 tháng 8 năm 2016) TÓM TẮT Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về các nội dung cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO có liên quan đến lĩnh vực bất động sản nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư bất động sản hiểu được thực trạng thu hút vốn FDI vào bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh từ sau khi gia nhập WTO đến nay. Tác giả sử dụng phương pháp tính tỷ trọng (%) về số dự án, tỷ trọng % về vốn đầu tư, vốn đầu tư trung bình trên một dự án để đánh giá xu hướng thu hút vốn FDI vào bất động sản từ năm 2007 đến tháng 5/2016 (thời điểm nghiên cứu). Ngoài ra, tác giả sử dụng 03 phương pháp thống kê (phương pháp hồi quy tuyến tính, phương pháp bình phương bé nhất, và phương pháp parabol) và thẩm định 03 phương pháp tính này bằng “độ lệch chuẩn nhỏ nhất” để đưa ra dự báo lượng FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại giai đoạn 2016-2020 chính xác nhất. Kết quả dự báo cho thấy tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản tại trong năm 2018 và năm 2020 tương ứng sẽ đạt gấp 1,7 lần và 2,8 lần so với tổng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản tại trong năm 2015. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đến các cơ quan ban ngành liên quan và doanh nghiệp để đón đầu xu hướng thị trường và cơ hội đầu tư. Từ khóa: WTO, vốn FDI, bất động sản 1. GIỚI THIỆU Theo Nguyễn Minh Phong (2013), trong bối cảnh kinh tế phát triển khó khăn khiến thị trường các quốc gia đều thu hẹp do nguời tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cũng như do sự gia tăng hàng rào bảo hộ kỹ thuật, nên sẽ có nhiều nỗ lực thành lập các FTA ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường quan hệ đối tác của một loạt nước, như thành lập khu vực tự do thương mại xuyên Thái Bình

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.