Tết nhảy của người Dao ở Ba Vì - nét đẹp trong văn hóa Hà Nội

Bài viết "Tết nhảy của người Dao ở Ba Vì - nét đẹp trong văn hóa Hà Nội" giới thiệu vài nét về người Dao ở Ba Vì, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết nhảy (nhiàng chầm đao), các bước tiến hành Tết nhảy và việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong Tết nhảy của người Dao ở Ba Vì. . | TẾT NHẢY CỦA NGƯỜI DAO Ở BA VÌ – NÉT ĐẸP TRONG VĂN HOÁ HÀ NỘI CHỬ THU HÀ Tóm tắt Xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội với phần lớn cư dân là người Dao Quần chẹt có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá với bên ngoài. Sống trong một môi trường nhiều thách thức đối với văn hoá truyền thống nhưng cho đến nay nhiều nét văn hoá đặc trưng của người Dao nơi đây vẫn được bảo tồn, trong đó có Tết nhảy. Trong những ngày đất trời vào xuân, khi cánh hoa đào bung nở đón mừng năm mới thì người Dao Ba Vì lại chuẩn bị bước vào Tết nhảy. Từ bao đời nay, Tết nhảy đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao nói chung và của cộng đồng người Dao ở Ba Vì nói riêng trong mỗi dịp tết đến, xuân nhảy cùng với những nét văn hoá truyền thống khác của người Dao Ba Vì đang góp phần làm nên nền văn hoá của thủ đô tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60 km về phía tây có xã Ba Vì với 98% dân số là người Dao Quần chẹt sinh sống. Sự mở rộng địa giới hành chính gần đây nhất vào năm 2008 đã sát nhập Ba Vì vào Hà Nội và cộng đồng người Dao ở Ba Vì trở thành một trong những cộng đồng tộc người thiểu số đầu tiên có mặt tại Hà Nội. Những nét văn hoá truyền thống của người Dao Ba Vì đã làm giàu thêm sắc màu cho văn hoá Thủ đô ngàn năm văn hiến. 1. Vài nét về người Dao ở Ba Vì Ba Vì là một xã miền núi của huyện Ba Vì, phía bắc giáp xã Ba Trại, phía đông giáp xã Tản Lĩnh, phía tây giáp xã Minh Quang và phía nam là núi Ba Vì. Cư dân trong xã thuộc 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao nhưng người Dao chiếm đa số với 98% dân số, cư trú ở ba thôn Hợp Nhất, Yên Sơn và Hợp Sơn. Theo nhà nghiên cứu Phạm Quang Hoan, người Dao ở Ba Vì hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc, họ di cư từ Quảng Đông vào Quảng Yên rồi phân tán ra các địa điểm trong đó có Ba Vì. Còn theo một số già làng người Dao ở Ba Vì thì họ là những nhóm người di cư từ Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Phú Thọ đến núi Ba Vì để tìm kế mưu sinh bởi nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.