Luận án hướng đến mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. . | Trên thực tế, không ít cán bộ Nhà nước biến chất, vì tư lợi đã bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp như làm hàng giả, trốn thuế, bóc lột người lao động, gây ô nhiễm môi trường Rõ ràng, nếu việc kinh doanh thiếu văn hoá lại dễ dàng qua mắt các cơ quan chức năng vì được bao che, và mang lại nhiều lợi nhuận hơn là kinh doanh có văn hoá thì không một doanh nghiệp thương mại Việt Nam nào quan tâm đến việc xây dựng văn hoá kinh doanh nữa. Theo tài liệu của Diễn đàn kinh tế thế giới về chỉ số tổng hợp xếp hạng của các nước, trong đó, tại Việt Nam, xếp hạng về việc các doanh nghiệp phải chi tiền ngoài pháp luật trong xuất nhập khẩu là 100/104, chi tiền ngoài pháp luật trong thu thuế là 97/104, chi tiền ngoài pháp luật trong sử dụng dịch vụ công là 91/104. Như vậy, có thể thấy, điều kiện tiên quyết để có thể cải thiện và làm lành mạnh môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam xây dựng văn hoá kinh doanh là phải