Bài viết "Biển - biểu tượng của vũ trụ trong thơ Huy Cận" phân tích về vũ trụ trong thơ Huy Cận, biển – biểu tượng của vũ trụ trong thơ Huy Cận trước cách mạng và sau cách mạng. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | BIỂN - BIỂU TƯỢNG CỦA VŨ TRỤ TRONG THƠ HUY CẬN ĐỖ KIỀU NGA Tóm tắt Hồn thơ Huy Cận là một hồn thơ mang linh hồn trời đất và mang nặng tình người, tình đời, tình yêu sự sống. Nhà thơ luôn tâm niệm “Cảm quan về vũ trụ và cảm quan về xã hội là hai cánh của thơ, không thể bay bằng một cánh”. Trên hành trình đi từ Lửa thiêng đến Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ, bên cạnh tấm lòng với cuộc đời thì tấm lòng với vũ trụ luôn là nỗi nhớ, nỗi ám ảnh thường trực trong hồn thơ Huy Cận. Thường trực những xúc cảm vũ trụ trong hồn mình, Huy Cận không thể không tìm đến với cái rộng xa, dạt dào của biển. Bản thân biển chưa phải là vũ trụ nhưng nó được thi nhân nhìn ngắm, cảm nhận bằng một cảm quan vũ trụ rộng lớn. Và vì vậy, những hình ảnh về biển vừa mang ý nghĩa tạo dựng không gian vô cùng vừa mang ý nghĩa vĩnh hằng của sự sống, thiên nhiên và vũ trụ. Chúng vừa là những tín hiệu của vũ trụ, vừa là biểu tượng nghệ thuật thể hiện tư duy nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Huy Cận là một tác gia lớn. Với tập thơ đầu tay Lửa thiêng (1940), Huy Cận đã góp vào phong trào Thơ mới một tiếng thơ không thể thiếu, một hồn thơ luôn hướng tới vẻ đẹp hài hòa và một phong cách đặc sắc đã được định hình rõ nét. Sau cách mạng, Huy Cận vẫn gieo hạt đều tay và cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị cả về tư tưởng và nghệ thuật. Hơn 60 năm cầm bút, từ Lửa thiêng đến Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ, ông đã để lại một gia tài thơ khá đồ sộ: hơn 20 tập thơ. Đi cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, Huy Cận luôn chứng tỏ được một bút lực dồi dào và tiềm năng sáng tạo to lớn của mình. 1. Vũ trụ trong thơ Huy Cận Trong tiểu luận Hai cực của thơ, Huy Cận viết “Con người sống trong vũ trụ và sống trong xã hội, sống với vũ trụ và sống với xã hội. Một thành viên của vũ trụ và một thành viên của loài người. Hai cực của cuộc sống, hai cực của tư tưởng, hai cực của nghệ thuật, hai cực của thơ” (2,). Ông còn nhấn mạnh thêm: “Cảm quan về vũ trụ và cảm quan về xã hội là