Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô tối ưu gồm tăng trưởng và ổn định giá cả, hai chính sách này cần được phối hợp và bổ sung cho nhau. nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 01/2016 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ GIẢI PHÁP ĐẾN NĂM 2020 TS. NGUYỄN VIẾT LỢI - Viện trưởng Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô tối ưu gồm tăng trưởng và ổn định giá cả, hai chính sách này cần được phối hợp và bổ sung cho nhau. Sự phối hợp sẽ được điều chỉnh nhằm ứng phó linh hoạt hơn đối với các chu kỳ của nền kinh tế. Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng, phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội từng thời kỳ: sử dụng chính sách tài khóa (CSTK) thắt chặt và chính sách tiền tệ (CSTT) thắt chặt để chống lạm phát; sử dụng CSTK mở rộng và CSTT mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Dựa vào những diễn biến của nền kinh tế, quá trình phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ 2011-2015 có thể chia thành 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 2010-2011: Kiềm chế lạm phát; (iii) Giai đoạn 2012-2015: Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ DN. Cụ thể: Giai đoạn 2010 - 2011 (kiềm chế lạm phát): Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam ở trong tình trạng lạm phát cao, do đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ của giai đoạn này tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát lạm phát, thông qua việc ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP (2011). Phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và tầm quan trọng của sự phối hợp cũng được thể hiện khá rõ nét trong Nghị quyết 11/NQ-CP. Chính sách tài khóa – tiền tệ giai đoạn này được thực hiện theo hướng thắt chặt thông qua các biện pháp: tăng lãi suất cơ bản, quy định trần lãi suất huy động, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn; tăng tỷ giá; hạn chế tăng trưởng tín dụng và cung tiền; cắt giảm đầu tư, tiết kiệm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.